Introducing 

Prezi AI.

Your new presentation assistant.

Refine, enhance, and tailor your content, source relevant images, and edit visuals quicker than ever before.

Loading…
Transcript

ĐẶC ĐIỂM THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT

Khái niệm

Thơ Nôm Đường luật là những bài thơ được viết bằng chữ Nôm theo theo thể thể Đường luật (gồm cả những bài thơ theo thể Đường luật hoàn chỉnh và những theo thể Đường luật phá cách)

Lịch sử phát triển

Sự ra đời

Thời gian ra đời

Thơ Nôm Đường luật ra đời từ thế kỉ XIII, cuối thời nhà Lý đầu thời nhà Trần Người đầu tiên đặt nền móng cho thơ Nôm là Hàn Thuyên nhưng mãi cho đến "Quốc âm thi tập" của Nguyễn Trãi ra đời vào nửa đầu thế kỉ ở XV và cả Hồng Đức quốc âm thi tập (nhiều tác giả) nửa cuối thế kỉ XV văn học chữ Nôm mới bắt đầu được khẳng định. Người có công lớn đầu tiên xây dựng một lối thơ riêng của Việt Nam – thơ Nôm Đường luật là Nguyễn Trãi. Lối thơ rất riêng ấy thể hiện ở các phương diện: xu hướng dân tộc hóa với những câu thất ngôn xen câu lục ngôn, cách ngắt nhịp 3/4 (thơ Đường luật ngắt nhịp 4/3), bởi việc sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ và cả hình tượng nghệ thuật đậm đà tính dân dã, dân tộc.

Tiểu sử ra đời

Có trước trong nền văn học thành văn ở nước ta là văn học viết bằng chữ Hán, thành dòng từ thế kỷ X, do tầng lớp trí thức phong kiến dùng chữ Hán để viết tác phẩm, và hầu hết được viết theo các thể loại văn học Trung Quốc. Văn học chữ Hán, trong đó có Đường luật Hán (ĐLH) có phạm vi đề tài rất rộng, từ những vấn đề chung của dân tộc đến vấn đề riêng của con người; vừa giàu tinh thần nhân đạo, vừa rất phong phú về chủ nghĩa yêu nước. Song vì viết bằng chữ Hán còn hạn chế khi phản ánh về con người và cuộc sống của đất nước Việt, không thể nào diễn tả hết tâm tư và hành động ý nghĩ sâu xa của chúng ta đó là một “khoảng trống” mà văn học chữ Hán không thể lấp đầy. Đó là những tiền đề và động lực quan trọng cho sự ra đời dòng văn học viết tiếng Việt (văn học viết bằng chữ Nôm) vào cuối thế kỷ XIII, trong đó có Thơ Nôm Đường luật

Sự kế thừa và tương đồng Đường luật Hán trên phương diện hệ thống đề tài, chủ đề của thơ Nôm Đường luật

Sự kế thừa và tương đồng

Xuất hiện sau Đường Luật Hán và chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa, văn học Trung Quốc, chúng ta không phủ nhận sự ảnh hưởng và kế thừa thơ ca Trung Quốc, thơ Đường Luật Hán của Đường luật Nôm, mà trước hết ở hệ thống đề tài, chủ đề mang tính ước lệ, điển phạm như: Vịnh năm canh, bốn mùa, mười hai tháng theo cái lẽ tuần hoàn của triết lý cổ phương Đông trong “Kinh Dịch”; vịnh tứ thú (ngư tiều canh mục)nhằm bộc lộ cái thú thưởng ngoạn của bậc trí nhân quân tử và ngụ cho mỹ đức của cá nhân mình; vịnh đạo Cương thường theo giáo lý Khổng Mạnh “Quân tử chi chí ư đạo dã, bất thành chương bất đạt" - Tận tâm hạ) trong các quan hệ ứng xử và rèn luyện các phẩm chất nhân, nghĩa, lễ, trí, tín; vịnh nhân vật lịch sử (nhất là các nhân vật Bắc sử) gắn với thái độ tôn sùng cổ nhân và mục đích giáo hóa

Nội dung cốt lõi của tranh ngư tiều canh mục là về 4 loại người — đại diện cho những nghề nghiệp chính trong xã hội xưa. 4 loại người đó là:

Ngư: Người đánh cá

Tiều: Người đốn củi

Canh: Người dệt vải

Mục: Trẻ chăn trâu

Như vậy tranh ngư tiều canh mục là tranh về cảnh sinh hoạt của làng quê Việt Nam. Là bức kí họa về đời sống, kinh tế, xã hội êm đềm, thơ mộng từ ngàn đời nay trên dải đất có hình chữ S này.

Ngoài ra, các nội dung khác của tư tưởng Nho giáo như đạo “trung dung”, “triết lý mệnh trời”, các quan niệm sống “an bần lạc đạo”, “dĩ hòa vi quý”... cũng được đề cập nhiều trong cảm hứng vịnh đề của các nhà Thơ Nôm Đường Luật.

Ở thế đừng tranh đấng trượng phu

Làm chi cho có sự đôi co

Đấy cậy đấy khôn, đây chẳng chịu

Đây rằng đây phải, đấy chẳng thua

Duật nọ mựa còn đua với bạng

Lươn kia hầu dễ kém chi cò

Chữ rằng “Nhân dĩ hòa vi quý”

Vô sự thì hơn, kẻo phải lo

(Bạch Vân quốc ngữ thi tập – Bài 72)

Nguyên nhân

- Do sự tương đồng về tư tưởng nói chung và tư tưởng văn học nói riêng ở người cầm bút. Sự tương đồng này có được hoặc do nguồn gốc bản địa hoặc do tiếp thu, kể cả do áp lực từ phía ngoại bang.

- Do sự ảnh hưởng trực tiếp của hệ tưởng Nho giáo trong quan niệm về thế giới, xã hội, văn học, con người, về lý tưởng, cái đẹp, cái hay...

- Do kiểu tác giả văn học trung đại quy định: “Ý thức công thức, khuôn sáo làm cho kiểu tác giả này rất khó sử dụng các chi tiết đời sống mới và các chi tiết nghệ thuật bất ngờ” ( ).

- Do tính quy phạm của thơ luật quy định: Tối kị lối tả chân, thiên về gợi và mang nghĩa hàm ẩn. Vì thế, thơ ấy thường sử dụng các biểu tượng nghệ thuật đã thành công thức, các thể tài đã định hình để biểu đạt nội dung, ý nghĩa.

Sự tiếp biến và sáng tạo của hệ thống đề tài, chủ đề thơ Nôm Đường luật trong tương quan với Đường luật Hán

Sự tiếp biến và sáng tạo

Qua khảo sát và nghiên cứu, xu hướng dân chủ hóa, dân tộc hóa của hệ thống đề tài, chủ đề TNĐL được thể hiện chủ yếu trên các bình diện sau:

TNĐL đã nhân thêm và mở rộng các tiểu loại đề tài chủ đề khuôn sáo, ước lệ của Đường luật Hán nhằm hạn chế sự đơn điệu, lặp lại, tìm đến những cách biểu hiện riêng, thể hiện một cách nhìn tinh tế, và cách tả cũng tinh tế qua trí tưởng tượng dồi dào.

Chẳng hạn, trong Hồng Đức quốc âm thi tập - tập thơ được xem là tiêu biểu bậc nhất cho văn chương cung đình nửa sau thế kỷ XV - khi vịnh Mai, có: Mai thụ, Lão mai, Tảo mai, Thủy trung mai; về Hoa có: Giải ngữ hoa, Chỉ hoa, Hoa ảnh, Cúc hoa, Họa mai, Đăng hoa... Về Trăng, có: Trăng non, Bỡn trăng, Trời thu trăng sáng, Cây quế trong trăng, Hằng Nga Nguyệt, v,v...

Một ví dụ về bài Họa vần bài vịnh trăng 10:

Cày cạy nàng nào khéo hữu tình,

Mặt làu làu, vóc nhỏ thanh thanh.

Tròn tròn, méo méo in đòi thuở,

Xuống xuống, lên lên suốt mấy canh.

Tháng tháng liếc qua lầu đỏ đỏ,

Đêm đêm liền tới trướng xanh xanh,

Yêu yêu, dấu dấu đàn ai gảy,

Tính tính, tình tình tính tính tinh

(Hồng Đức quốc âm thi tập)

1

Hệ thống đề tài chủ đề TNĐL xuất hiện xu hướng phá bỏ dần tập quán tư duy nghệ thuật của thơ Đường luật, đem đến một năng lực tư duy nghệ thuật mới, mở ra những trường mỹ cảm độc đáo, bất ngờ.

Tập quán tư duy thơ trung đại, thơ Đường luật nhìn chung là quen nghĩ và phải nghĩ đến những khuôn mẫu nghệ thuật có sẵn, đã thành công thức. Chúng ta không phủ nhận tư duy nghệ thuật này ở các nhà TNĐL trong việc lựa chọn đề tài, chủ đề cho các cuộc vịnh đề, xướng hoạ. Nhưng qua khảo sát, ở một số tiểu loại đề tài, chủ đề Đường luật Nôm đã xuất hiện những biểu tượng nghệ thuật mới bắt nguồn từ cuộc sống đời thường dân dã, in đậm phong cách thời đại và phong cách người cầm bút như: ao bèo, rau muống, lảnh mùng, hàng kê, bầy cá, con lợn, con mèo... trong thơ Nôm Nguyễn Trãi; cây chuối, cây cau, rau cải, quả dưa, khoai, cái rế, cái bếp, cái cối xay, cái đó, cái nón, con kiến, con, rận... trong thơ Nôm của Lê Thánh Tông và các văn nhân thời Hồng Đức. Đặc biệt, với Hồ Xuân Hương, biểu tượng nghệ thuật trong thơ Nôm của bà đã trút bỏ hoàn toàn những khuôn mẫu có sẵn của thơ luật, những giáo điều trung cổ để tìm đến những biểu tượng thông tục của đời sống, thể hiện một vẻ đẹp tư nhiên, bản năng lành mạnh của con người. Chẳng hạn, là Cái quạt “Chành ra ba góc da còn thiếu – Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa”

2

3

Trong việc lựa chọn đề tài, cách thể hiện chủ đề của TNĐL đã có sự kết hợp hài hòa giữa những yếu tố tích cực của tư tưởng Nho giáo với tinh hoa dân tộc và tinh thần thời đại.

Áo mặc miễn là cho cật ấm,

Cơm ăn chẳng lọ kén mùi ngon.

Xưa đà có câu truyền bảo,

Làm biếng hay ăn lở non.

(Quốc âm thi tập)

4

Đã xuất hiện cảm hứng trào lộng, hé mở nỗi niềm riêng của người làm thơ trong hệ thống đề tài, chủ đề TNĐL

Cảm hứng trào lộng vốn đã có trong thơ ĐLH nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ của đạo Nho. Cho nên, tiếng cười nếu có xuất hiện cũng có chừng mực, không được thái quá; nhất là cái tà, cái dâm, cái tục là những điều tối kỵ trong văn chương nhà nho. TNĐL thì có khác, ngay từ khi mới xuất hiện, cảm hứng trào lộng gần với bút pháp trào phúng của văn học dân gian đã có trong thơ Nôm Lê Thánh Tông và các văn nhân thời Hồng Đức:

Gò nổi xương trâu rêu lún phún,

Bãi lè lưỡi bạng bọt lăm tăm.

Chan chan thuyền khách sào chưa nhổ,

Sình sịch chài ai cọc hay cằm.

(Hồng Đức quốc âm thi tập – Kênh Trầm)

5

Trong tương quan với ĐLH, xu hướng vận động và phát triển của hệ thống đề tài, chủ đề TNĐL theo tinh thần dân chủ hóa, dân tộc hóa thể loại còn được thể hiện khi các nhà thơ Nôm đã sử dụng và sáng tạo ra các tiểu loại đề tài, chủ đề bắt nguồn trực tiếp từ hiện thực đời sống xã hội mang đậm bản sắc dân tộc như: Vịnh sử Nam; Người phụ nữ gắn với những bi kịch trong đời sống tình cảm, Cuộc sống hành lạc; Các “loại sản phẩm” của thể chế xã hội... gắn với cảm hứng phê phán, tố cáo. Đây là những đóng góp quan trọng của TNĐL vào tiến trình nền văn học dân tộc.

Rửa không thay thảy thằng Ngô dại,

Dịa mọi lâng lâng khách Việt hầu.

Nọ đỉnh Thái Sơn rành rạch đó,

Nào hồn Ô Mã lạc loài đâu?

(Bạch Đằng giang)

Nhận xét một số bài thơ

Nhận xét thơ

Gồm:

  • Hồng Đức quốc âm thi tập
  • Bạch Vân quốc ngữ thi

Hồng Đức quốc âm thi tập

Với "Hồng Đức quốc âm thi tập" (nhiều tác giả), thơ Nôm Đường luật đóng góp thêm trong xu hướng dân tộc hóa thể thơ Đường luật bằng việc sáng tạo và sử dụng từ láy. Từ láy trong tiếng Việt thể hiện rất rõ đặc tính dân tộc của ngôn ngữ. Nhờ từ láy mà chất khuôn sáo, ước lệ của điển cố, thi liệu Hán học dần hạn chế. Ở góc độ chức năng, những bài thơ Nôm Đường luật trong "Hồng Đức quốc âm thi tập" thường dùng để trào phúng và tự sự.

Đến với Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm ta thấy nổi bật những đề tài chủ đề mang tính xã hội. Mà các nhà nghiên cứu gọi thơ ông là “tư duy thế sự” làm cho thơ gần “triết” hơn “văn” nhưng lại có tầm khái quát xã hội rộng lớn. Quan trọng nhất, tới tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi chức năng trào phúng của thơ Nôm được khẳng định. Với vai trò này, Nguyễn Bỉnh Khiêm trở thành cầu nối thời kì thơ Nôm trào phúng thời Nguyễn Trãi với thời Hồ Xuân Hương.

Bạch Vân quốc ngữ thi

TỔNG KẾT

Tổng kết

Sự xuất hiện văn học chữ Nôm nói chung và TNĐL nói riêng là bước nhảy vọt của quá trình văn học, đồng thời thể hiện tinh thần tự lập, tự cường về mặt văn hóa của dân tộc Việt trong tương quan với nền văn hóa, văn học Hán. “Đối với một dân tộc, trên con đường tiến lên của lịch sử nói chung, của nền văn hóa nói riêng, bao giờ sự xuất hiện của văn tự cũng được coi như là một cái mốc có tầm quan trọng đáng kể và có tác dụng khá quyết định. Đặc biệt, nếu đó là một nền văn tự chuyên dùng để ghi tiếng nói dân tộc thì lại càng có ý nghĩa

Learn more about creating dynamic, engaging presentations with Prezi