Presented by ĐHY
Chị T vào làm việc tại khách sạn HB từ ngày 1/7/2006. Sau 3 tháng thử việc, chị T và khách sạn HB đã ký với HĐLĐ không xác định thời hạn từ ngày 1/10/2006 với công việc là nhân viên quầy lễ tân. Mức lương khởi điểm là 4 triệu đồng, được tăng hằng năm, đến năm 2018 là 8 triệu đồng.
Do kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2018 của khách sạn chỉ đạt 50% nên Ban gián đốc quyết định sử dụng 30% số phòng nghỉ để cho đơn vị khác thuê làm văn phòng. Ngày 11/7/2018, giám đốc khách sạn ra thông báo ngừng thực hiện hợp đồng lao động với chị T cùng 3 nhân viên quầy lễ tân và 10 nhân viên tổ buồng từ ngày 15/8/2018 vì lý do khách sạn đang gặp khó khăn, cần chuyển hướng kinh doanh để đảm bảo sự tồn tại. Những nhân viên này được trả trợ cấp thôi việc, mỗi năm làm việc là 1/2 tháng tiền lương. Ngoài ra, công ty còn hỗ trợ viết thư giới thiệu việc làm cho chị T và các nhân viên này tới các khách sạn khác và tặng mỗi NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ 1 món quà kỷ niệm trị giá 2 triệu đồng. Chị T và những nhân viên này không đồng ý vì cho rằng HĐLĐ họ ký với khách sạn là HĐLĐ không xác định thời hạn nên yêu cầu giám đốc tiếp tục thực hiện HĐLĐ và không có quyền chấm dứt HĐLĐ với họ.
Thời gian thử việc của chị T tại khách sạn HB là không hợp pháp
Chị T bắt đầu thử việc từ ngày 1/7/2006 và đến ngày 1/10/2006 chị ký hợp đồng không xác định thời hạn với khách sạn HB, theo đó thời gian thử việc của chị T tại khách sạn là 90 ngày (3 tháng), đã vượt quá thời gian thử việc theo quy định của pháp luật.
Thứ nhất
Thứ hai
Chị T được thỏa thuận với khách sạn HB về việc làm thử cũng như quyền, nghĩa vụ của mình.
Chị T có quyền hưởng lương trong thgian thử việc 3 tháng tại khách sạn
Thứ ba
Chị T có quyền được kí hợp đồng lao động khi việc làm thử đạt yêu cầu và có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Việc chấm dứt hợp đồng lao động của khách sạn HB đối với những nhân viên trên là có căn cứ.
Căn cứ vào khoản 10 Điều 36 BLLĐ
Theo khoản 1 Điều 13 của Nghị định 05/2015/NĐ - CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của BLLĐ có quy định việc thay đổi cơ cấu, công nghệ tại khoản 1 Điều 44 BLLĐ
Áp dụng vào tình huống trên, việc chấm dứt hợp đồng lao động của khách sạn HB đối với những nhân viên của khách sạn này là có căn cứ.
Thứ nhất, lý do chấm dứt hợp đồng của khách sạn HB đưa ra đối với những nhân viên là hoàn toàn có căn cứ.
Thứ hai, chị T và các nhân viên khác đưa ra lý do khách sạn HB không được chấm dứt hợp đồng lao động với mình là vì khách sạn đã ký hợp đồng lao động với họ là hợp đồng không xác định thời hạn nên không có quyền chấm dứt hợp đồng lao động đó mà phải tiếp tục thực hiện hợp đồng là không đúng
#1
Khách sạn HB phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động có sự tham gia của Công đoàn cơ sở.
Khách sạn HB phải trao đổi với Công đoàn cơ sở về việc cho thôi việc đối với các nhân viên khách sạn.
#2
#3
Khách sạn thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh - Xã hội cấp tỉnh trong vòng 30 ngày trước khi tiến hành thôi việc.
#4
Trả trợ cấp mất việc làm cho các nhân viên thôi việc.
Khách sạn HB thực hiện chế độ hỗ trợ viết thư giới thiệu việc làm tới các khách sạn khác và tặng chị một món quà trị giá 2 triệu đồng khi chấm dứt hợp đồng lao động là hợp pháp
Chế độ được trả trợ cấp thôi việc, mỗi năm làm việc là 1/2 tiền lương của khách sạn HB thực hiện với chị T khi chấm dứt hợp đồng lao đồng là không hợp pháp
Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, chị T được thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mình, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài không quá 30 ngày.
Đồng thời, chị T còn được trả lại sổ bảo hiểm xã hội những giấy tờ khác mà khách sạn đã giữ lại của chị trong thời gian chị làm việc.
Chị T được khách sạn thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ.
#1
#4
#2
#3
Chị T được hưởng trợ cấp mất việc làm từ khách sạn HB.
Nếu như sau 30 ngày kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động mà chị T chưa tìm được việc làm, có đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Điều 49 Luật việc làm 2013 và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì chị T có thể được bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp thất nghiệp.
Do kiến thức lý luận và thực tiễn còn hạn chế nên bài làm còn nhiều sơ sài và thiếu sót, nhóm chúng em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của thầy cô giáo để bài làm của nhóm em được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!