Introducing
Your new presentation assistant.
Refine, enhance, and tailor your content, source relevant images, and edit visuals quicker than ever before.
Trending searches
your logo
Tình huống xảy ra vào tháng 12/2018, do đó trong khi giải quyết tình huống ta sẽ áp dụng các quy định của BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Cụ thể các điều: Điều 130. Tội bức tử; Điều 17. Đồng phạm; Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình; Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng.
Tống Hoàng G (sinh năm 1988) và chị Lại Thanh B kết hôn với nhau và đã có ba con gái. Do muốn có thêm con trai và biết vợ mình không thể sinh đẻ thêm nên G đã ép chị B phải cho mình lấy thêm vợ lẽ, nếu không sẽ đuổi bốn mẹ con chị B ra khỏi nhà và không chu cấp, chăm sóc các con. Chị B buộc phải đồng ý. Tháng 12/2018, G đã cưới chị Chung Thị H cùng huyện và chung sống cùng nhà với chị B. Trong quá trình chung sống, G thường xuyên mắng chửi, đánh đập chị B tàn nhẫn, dã man. Một lần, do mâu thuẫn dẫn đến xô xát với H nên chị B bị G túm tóc đánh và đuổi ra khỏi nhà. Chị B quỳ xuống van xin G cho được ở nhà để chăm sóc con cái nhưng G không đồng ý. Không chống cự được sức mạnh của chồng, chị B trong bất lực và tuyệt vọng đã lấy chai thuốc sâu ở góc sân uống để tự kết liễu đời mình. Chị B sau đó được đưa đi cấp cứu nhưng đã chết trên đường đến bệnh viện.
1. Hành vi của Tống Hoàng G phạm tội gì? Theo quy định tại điều, khoản nào của BLHS? Vì sao?
2. Chị Chung Thị H có phải là người đồng phạm với G trong tình huống trên không? Vì sao?
Hành vi của Tống Hoàng G đã phạm tội bức tử căn cứ theo khoản 1 Điều 130 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Tội bức tử là hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát.
Căn cứ vào tình huống ta thấy: Hành vi của G thoả mãn các dấu hiệu pháp lý của tội bức tử quy định tại Điều 130 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Hành vi của G xâm phạm đến quyền sống của chị B
Đối tượng tác động của tội phạm: hành vi uống thuốc sâu tự sát của chị B
Anh G có hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi về mặt tinh thần, thể xác của chị B.
Anh G đã thực hiện tội phạm đối với chị G thông qua các hành vi sau:
Đối xử tàn ác với chị G, gây đau đớn về mặt thể xác cho nạn nhân “Trong quá trình chung sống, G thường xuyên mắng chửi, đánh đập chị B tàn nhẫn, dã man.”
Thường xuyên ức hiếp chị B, cậy mình là chồng, trụ cột của gia đình người nắm giữ kinh tế gia đình nên G đã ép chị B cho mình lấy vợ lẽ, nếu không sẽ đuổi bốn mẹ con ra khỏi nhà và không chu cấp, chăm sóc cho các con.
G có hành vi ngược đãi, làm nhục chị B. Do chị B không sinh được con trai cho mình nên G đối xử bất công với chị B, chửi rủa, sỉ vả, đuổi chị B ra khỏi nhà mặc cho chị van xin, các hành vi đó của G đã xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự nhân phẩm chị B.
Hậu quả của chuỗi hành vi mà anh G đã thực hiện với chị B là dẫn đến hành vi tự sát của chị B.
Hành vi trên của anh G được thực hiện với lỗi cố ý gián tiếp. Cụ thể:
Anh G nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, trái pháp luật đối với chị B. Việc hành hạ, đối xử ngược đãi với chị B có thể dẫn đến việc chị B tự sát.
Tuy không mong muốn nhưng anh G vẫn để mặc cho việc chị B tự sát xảy ra.
G là người đã kết hôn hợp pháp với chị B do đó anh G đã trên 20 tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự.
G với chị B có quan hệ lệ thuộc: Chị B là vợ của anh G, anh G là người chồng, chăm lo, chu cấp cho bốn mẹ con chị G.
Hành vi của anh G đã thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý của tội bức tử theo quy định tại khoản 1 Điều 130 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.
Căn cứ vào phân tích ở câu trên thì anh Tống Hoàng G phạm tội bức tử theo điều 130 BLHS 2015. Và việc chị Chung thị H, vợ thứ hai của anh H có phải là người đồng phạm với G trong tình huống trên hay không? Qua nghiên cứu và thảo luận, nhóm chúng em đã thống nhất rằng sẽ chia thành 2 trường hợp sau:
Trong trường hợp này chị Chung thị H sẽ là đồng phạm với G trong tình huống trên. Bởi hành vi của H thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý của đồng phạm về tội bức tử quy định tại Điều 130 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 này, cụ thể như sau:
Điều 17 BLHS năm 2015 quy định về đồng phạm: “1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.”.
Thứ hai, dấu hiệu về mặt chủ quan, mặt chủ quan thể hiện ở 2 yếu tố đó là lỗi và mục đích của tội phạm
Về mặt ý chí: hành vi thường xuyên đánh đập cho thấy cả anh G và chị H đều mong muốn thực hiện hành vi đối xử tàn ác đó với chị B, mong muốn hoặc thấy trước được hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra (hành vi tự sát của chị B).
Từ những phân tích trên có thể khẳng định rằng chị H là đồng phạm với anh G trong tình huống trên.
Như phân tích ở trên thì anh G phạm tội bức tử theo điều 130 BLHS 2015, chị H không cùng anh G thực hiện chung một tội phạm đó là đối xử tàn nhẫn, ức hiếp chị B do đó chị H không thể là đồng phạm với anh G trong trường hợp này.
Hành vi anh G cưới chị H và về sống chung nhà với chị B, hành vi chị B lấy anh G tuy là không đúng với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hành vi đó không làm quan hệ vợ chồng giữa anh G và chị B chấm dứt do đó không đủ dấu hiệu pháp lí cấu thành tội vi phạm.
Trong trường hợp này, chị H không phải là đồng phạm với anh G và hành vi của chị H cũng không đủ cấu thành một tội danh mới đó là tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng được quy định tại Điều 182 Bộ luật hình sự 2015.
Xem xét các dấu hiệu pháp lý trong hành vi của G:
+ Về chủ thể của tội này là G, là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đang quan hệ hôn nhân với chị B.
+ Về mặt khách quan: G lấy thêm vợ lẽ và dọa sẽ đuổi bốn mẹ con ra khỏi nhà, không chu cấp, không chăm sóc các con. G thường xuyên mắng chửi, đánh đập chị B tàn nhẫn, dã man. G đã đuổi chị B ra khỏi nhà không cho nuôi con vì có xô xát với vợ lẽ là H. Qua những hành vi như vậy, cho thấy G đã có những hành vi đối xử tàn ác với người bị hại làm cho người bị hại bị đau đớn về thể xác lẫn tinh thần.
+ Về mặt chủ quan: Tất cả các hành vi của G nêu trên đã cho thấy G thực hiện tội phạm với lỗi cố ý.
Hành vi của G xâm phạm đến quyền sống của chị B
Đối tượng tác động của tội phạm: hành vi uống thuốc sâu tự sát của chị B
Anh G có hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi về mặt tinh thần, thể xác của chị B.
Anh G đã thực hiện tội phạm đối với chị G thông qua các hành vi sau:
Đối xử tàn ác với chị G, gây đau đớn về mặt thể xác cho nạn nhân “Trong quá trình chung sống, G thường xuyên mắng chửi, đánh đập chị B tàn nhẫn, dã man.”
Thường xuyên ức hiếp chị B, cậy mình là chồng, trụ cột của gia đình người nắm giữ kinh tế gia đình nên G đã ép chị B cho mình lấy vợ lẽ, nếu không sẽ đuổi bốn mẹ con ra khỏi nhà và không chu cấp, chăm sóc cho các con.
G có hành vi ngược đãi, làm nhục chị B. Do chị B không sinh được con trai cho mình nên G đối xử bất công với chị B, chửi rủa, sỉ vả, đuổi chị B ra khỏi nhà mặc cho chị van xin, các hành vi đó của G đã xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự nhân phẩm chị B.
Hậu quả của chuỗi hành vi mà anh G đã thực hiện với chị B là dẫn đến hành vi tự sát của chị B.
Hành vi trên của anh G được thực hiện với lỗi cố ý gián tiếp. Cụ thể:
Anh G nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, trái pháp luật đối với chị B. Việc hành hạ, đối xử ngược đãi với chị B có thể dẫn đến việc chị B tự sát.
Tuy không mong muốn nhưng anh G vẫn để mặc cho việc chị B tự sát xảy ra.
G là người đã kết hôn hợp pháp với chị B do đó anh G đã trên 20 tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự.
G với chị B có quan hệ lệ thuộc: Chị B là vợ của anh G, anh G là người chồng, chăm lo, chu cấp cho bốn mẹ con chị G.
Hành vi của anh G đã thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý của tội bức tử theo quy định tại khoản 1 Điều 130 BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.
Thứ nhất, việc anh G đánh đập, mắng chửi đã xúc phạm đến danh dự nhân phẩm và sức khỏe của chị H.
Thứ hai, hành vi đuổi chị B ra khỏi nhà của anh G khiến cho chị B không có chỗ ở và không hoàn thành trách nhiệm của người mẹ trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc con của mình.
Thứ ba, việc G đã cưới thêm H vi phạm nghiêm trọng vấn đề mối quan hệ hôn nhân của G và B được quy định trong Bộ luật hôn nhân và gia đình. Từ đó, chị B bị mất đi một số quyền và lợi ích hợp pháp của mình,
Khung hình phạt áp dụng đối với G là phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 185 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017.