Tình huống vụ án về một trong các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, trên cơ sở đó phân tích nội dung và ý nghĩa của việc lập bản kế hoạch bắt đối tượng.
Khi vào Nhà tạm giữ, Tuấn có thái độ chống đối bất hợp tác, đối với những người đang thực hiện nhiệm vụ nên bị Trần Hùng nhiều lần dùng tay tát, dùng chân đá, đạp; dùng ống nước và dùi cui (gậy) cao su đánh vào nhiều vị trí trên cơ thể. Nguyễn Đình Nam dùng ghế đập, ném, dùng chân đá vào người Tuấn. Sau đó, Tuấn được đưa đến giam giữ tại buồng D2. Khoảng 04 giờ ngày 18/10/2018, Châu Tuấn kêu đau đớn dữ dội nên được đi cấp cứu tại Bệnh viện. Theo hồ sơ bệnh án xác định: Tuấn đã chết trước khi được đưa vào bệnh viện.
Kết quả trích xuất dữ liệu camera trong ổ cứng thu giữ tại Nhà tạm giữ ngày 18/10/2018 gồm: Dữ liệu ghi được tại khu vực cửa ra vào của Nhà tạm giữ, nơi tiếp nhận phạm nhân; dữ liệu quan sát tại khu vực hành lang, xác định:
- Phùng Trần Hùng có hành vi dùng tay tát vào mặt, dùng chân đạp vào lưng, dùng ống nhựa đánh vào mông, đùi, chân, dùng gậy cao su đánh vào vai, tay, mông, đùi, chân, dùng xô tạt nước vào người của Tuấn.
- Nguyễn Đình Nam có hành vi dùng ghế gỗ đánh vào vai, dùng ghế inox ném vào chân, dùng chân đá vào chân, dùng xô tạt nước vào người của Tuấn.
Hành vi của Phùng Trần Hùng và Nguyễn Đình Nam cấu thành tội “Dùng nhục hình” theo quy định tại Điều 373 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Sau khi biết tin sự việc bị phát giác và khởi tố bởi cơ quan điều tra. Hùng và Tuấn rất lo sợ nên đã cùng nhau bỏ trốn. Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã. Ngày 12/8/2019, xác định được nơi Hùng và Nam đang bỏ trốn tại núi Hải Vân, nơi có địa hình hiểm trở. Cơ quan điều tra đã quyết định huy động lực lượng bắt hai bị can để giải quyết vụ án.
Kế hoạch, phương án bắt là văn bản xác định mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, chiến thuật, phương tiện và lực lượng tiến hành hoạt động bắt người phạm tội đạt hiệu quả.
Để đạt được mục tiêu đó, lực lượng bắt xây dựng kế hoạch, phương án bắt cần phải dựa trên các cơ sở sau :
Những thông tin, tài liệu đã thu thập được thông qua công tác điều tra, nghiên cứu nắm tình hình.
Tình hình tổ chức lực lượng, trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện nghiệp vụ cần thiết đảm bảo cho lực lượng bắt thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả.
Tình hình, điều kiện và hoàn cảnh khi tiến hành bắt như tình hình chính trị, an ninh trật tự, về vật chất đảm bảo, điều kiện thời tiết, khí hậu…
Thứ nhất, vai trò tổ chức hoạt động bắt
Vai trò này thể hiện ở việc kế hoạch, phương án bắt vạch định phương hướng, xác định cụ thể lực lượng tiến hành, các nội dung cần tiến hành, phương pháp, chiến thuật, trình tự tiến hành, các điều kiện vật chất, phương tiện, kỹ thuật… phục vụ quá trình tiến hành bắt đối tượng phạm tội đã được xác định, đảm bảo hiệu quả nhất.
Đây là vai trò quan trọng nhất của kế hoạch, phương án bắt, đảm bảo cho hoạt động này được tiến hành một cách hợp lý, khoa học, chính xác và đồng bộ.
Bắt người phạm tội là quá trình đấu tranh với những đối tượng phạm tội nguy hiểm, thường gắn liền với những tình huống đột xuất, bất ngờ có thể xảy ra, có thể điều kiện thời tiết không thuận lợi, có thể những hành vi chống đối, cản trở từ đối tượng… Do đó, trong kế hoạch, phương án bắt phải dự phòng những tình huống phức tạp, đột xuất, bất ngờ có thể xảy ra và phương án xử lý các tình huống phức tạp, đột xuất, bất ngờ đó.
Đối tượng cần bắt trong vụ án bao gồm: Trần Hùng và Trần Đình Nam nguyên là cán bộ Đội cảnh sát thi hành án và hỗ trợ tư pháp trực quản giáo.
Các chủ thể này thuộc đối tượng xâm phạm hoạt động tư pháp.
Các đối tượng có kinh nghiệm đối phó, có sự tác động, bênh vực từ chính các cơ quan tư pháp.
Trong bản kế hoạch phải xác định rõ hai đối tượng cần bắt và có kèm theo lý lịch thật chính xác về nhân thân như tên tuổi, gia đình, nghề nghiệp….
Trên cơ sở những nhiệm vụ cụ thể của hoạt động điều tra và phòng ngừa tội phạm, trong bản kế hoạch cần nêu rõ mục đích và yêu cầu bắt. Mục đích nhằm bắt được hai đối tượng Hùng và Nam để lấy lời khai thu thập tài liệu chứng cứ, từ đó tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Hành vi của Hùng và Nam có liên quan gì đến cái chết của Tuấn. Yêu cầu bắt phải đảm bảo tính an toàn nhanh chóng, hiệu quả và bất ngờ.
Trên cơ sở những thông tin về đối tượng bắt, cần lựa chọn thời gian và địa điểm bắt một cách hợp lý để cuộc bắt có kết quả và đảm bảo an toàn.
Thời gian bắt được xác định dựa trên cơ số đặc điểm của địa điểm bắt. Có thể thấy núi hải vân nơi Hùng và Nam bỏ trốn có địa hình vô cùng hiểm trở, dân cư sinh sống ít cùng với đó chủ yếu là rừng cây, sông nước. Nên việc lựa chọn thời gian cần tính toán kĩ lưỡng đặc biệt phải tạo điều kiện thuận lợi để đột nhập vào địa điểm bắt và bắt đối tượng một cách an toàn nhất.
Đồng thời căn cứ vào nhiệm vụ của hoạt động điều tra trong từng tình huống cụ thế và đặc điểm của đối tượng bắt để xác định trình tự cuộc bắt một cách hợp lý. Cần ưu tiên bắt trước và tập trung lực lượng phương tiện để bắt những đối tượng là chủ mưu, thủ ác, những đối tượng tích cực thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên, việc lựa chọn thời gian bắt còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật, tức là không bắt người vào ban đêm (22 giờ hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau) trừ trường hợp khẩn cấp, cấp bách, đối tượng truy nã, đối tượng phạm tội quả tang đối tượng bắt và địa điểm bắt được xác định phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể.
Địa điểm bắt phải có đặc điểm địa hình thuận lợi cho cuộc bắt, đặc biệt là phải đảm bảo được yếu tố bí mật, bất ngờ khi đột nhập vào địa điểm bắt để bắt đối tượng. Núi Hải Vân vốn có địa hình hiểm trở như vậy trước hết cần nghiên cứu rõ địa hình có thể qua bản đồ, những người dân sinh sống nơi đây. Từ đó có thể bắt đối tượng ở những nơi có suối đối tượng tìm đến để uống, đồng thời tập trung lực lượng chặn kiểm tra ra vào ở cửa ngõ mà núi hải vân hướng ra Đà Nẵng hay Huế.
2. Lựa chọn thời gian địa điểm bắt đối tượng trong vụ án
Đảm bảo an toàn cho trẻ em hay người dân sinh sống ở đây tránh trường hợp đối tượng bắt làm con tin làm cho, lực lượng tiến hành bắt rơi vào tình huống khó khăn. Đặc biệt, không nên bắt đối tượng ở trong các đám cưới, đám tang, các cuộc hội họp, sinh hoạt vì khi bắt thường gây ra ồn ào, đối tượng thường lợi dụng bỏ trốn hoặc kích động đồng bọn, người thân, bạn bè, những quần chúng quá khích chống lại lực lượng tiến hành bắt. Cũng không nên bắt đối tượng ở ngã ba, ngã tư đường và những nơi có nhiều ngõ hẽm vì cuộc bắt nếu không được tiền hành khẩn trương có thể cản trở giao thông và do đó sẽ gây khó khăn cho việc bắt và dẫn giải đối tượng.
Theo Điều 113 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 những người này bao gồm: Người chủ trì cuộc bắt, những người trực tiếp tiến hành bắt, đại diện chính quyền địa phương, người chứng kiến.
Vì đối tượng bắt là những đối tượng am hiểu pháp luật nên phải chọn người chủ trì và những người tiến hành cuộc bắt phải chọn những người có nhiều kinh nghiệm, thông minh, nhanh nhẹn, tinh nhuệ, xử lý tình huống tốt, biết cách triển khai thật hợp lý, có sức khỏe, dũng cảm, gan dạ, kỹ năng nghiệp vụ giỏi, biết vận dụng địa hình núi Hải Vân, địa vật làm để tăng tỷ lệ thành công cho cuộc bắt.
Một trong những yếu tố đảm bảo hiệu quả của cuộc bắt là yếu tổ hơn hẳn về quân số, lực lượng tiến hành bắt so với đối tượng bắt. Số lượng người trực tiếp tiến hành bắt được xác định dựa trên cơ sở số lượng và đặc điểm đối tượng bắt, ở mức độ cần và đủ, ít nhất là 3 người và cũng không quá nhiều vì số lượng quá nhiều có thể cản trở lẫn nhau trong quá trình bắt.
Lưu ý: Những người trực tiếp tiến hành bắt phải biết mặt nhau, biết mặt đối tượng bắt trực tiếp hoặc qua ảnh và phải được phổ biến những thông tin cần thiết về vụ án và đối tượng bắt để tránh được những sai lầm có thể mắc phải như bắt nhầm đối tượng, tiết lộ bí mật của hoạt động điều tra..
Đặc biệt chú ý các thành viên trong lực lượng tiến hành bắi phải trực tiếp cùng nhau bàn bạc, thảo luận và thông qua bản kế hoạch bắt, người đội trưởng thi hành quyết định bắt phải lắng nghe ý kiến của từng người, cùng nhau dân chủ bàn bạc để phát huy trí tuệ của tập thể. Việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong đội một cách hợp lý, phù hợp với khả năng, sở trường, kinh nghiệm của từng người có ý nghĩa rất quan trọng, là một yếu tố đảm bảo kết quả của cuộc bắt.
Người chỉ huy cuộc bắt có thể là Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điểu tra hoặc là Điều tra viên có nhiều kinh nghiệm, là người chịu trách nhiệm về cuộc bắt, là người có quyền quyết định phương án xử lý những tình huống đột xuất xảy ra. Trong quá trình bàn bạc thỏa thuận, các lực lượng tham gia vào đội bắt phải thống nhất với nhau về bố trí lực lượng, tín hiệu liên lạc, các mệnh lệnh chiến đấu..
Đối tượng cần bắt là hai người: Hùng và Nam, nguyên là cán bộ cảnh sát Đội thi hành án và hỗ trợ tư pháp, hiện đã phát hiện đang bỏ trốn tại núi Hải Vân.
Thứ nhất, phương tiện giao thông: Xe ô tô, xe máy... trong trường hợp cần thiết có thể thay đổi biển số xe. Để di chuyển các thành viên của đội thi hành lệnh bắt đến địa điểm hai đối tượng đang lẩn trốn là núi Hải Vân.
Thứ hai, nếu đối tượng bắt có vũ khí thì lực lượng tiến hành bắt cần phải chuẩn bị: Vũ khí cá nhân (như súng ngắn, súng tiểu liên,…); vũ khí tập thể (như lựu đạn có hơi cay, lựu đạn khói, lựu đạn gây chấn động, áo giáp và mũ chống đạn, mặt nạ phòng độc, túi cứu thương, khóa tay,…)
Thứ ba, các phương tiện thông tin liên lạc như: máy bộ đàm, ống nhòm, loa phóng thanh, điện thoại di động (nếu khu vực núi Hải Vân có sóng di động). Vì núi Hải Vân có địa hình hiểm trở, rộng lớn.
Thứ tư, chuẩn bị các loại mẫu biên bản và lệnh bắt.
Thứ năm, quần áo ngụy trang phù hợp với đặc điểm địa bàn, dân cư và nghề nghiệp của nhân dân ở xung quanh khu vực núi Hải Vân.
Chiến thuật bắt phải đảm bảo yếu tố bất ngờ. Trên cơ sở số lượng và đặc điểm của đối tượng bắt, đặc điểm của địa điểm bắt trong bản kế hoạch cần quy định rõ:
Cách thức tiếp cận và đột nhập vào địa điểm bắt: Phải lập sơ đồ địa hình núi Hải Vân, tìm hiểu hết các đường lên xuống núi, chú ý quan sát các dấu vết, đồ vật của đối tượng để lại tại ven đường, các hang hốc động hay chòi lán của người dân để xác định hướng đi và nơi lẩn trốn của đối tượng kết hợp với việc thu thập tin tức từ cấp uỷ chính quyền cơ sở và người dân địa phương, chú ý những người dân ven đường, ven rừng, những người dân thường vào rừng.
Cách thức tiếp cận đối tượng: Khi phát hiện đối tượng phải tìm cách bí mật tiếp cận đối tượng, tránh để đối tượng phát hiện lực lượng truy bắt. Nắm bắt hướng di chuyển, hoạt động của đối tượng, số lượng đối tượng có đủ 2 người, đối tượng có sử dụng vũ khí hay không. Khi đã tới đủ khoảng cách để có thể bắt được đối tượng thì phải nhanh chóng áp sát bắt đối tượng không để đối tượng bỏ trốn, chống trả hoặc tự sát.
Nếu đối tượng bỏ trốn, chống đối thì có thể sử dụng hình thức và mức độ sức mạnh cần phải sử dụng để uy hiếp đối tượng: Bắn chỉ thiên kết hợp kêu gọi đối tượng chấp hành sự chỉ dẫn của cán bộ truy bắt. Nhanh chóng khóa đổi tượng và dẫn giải về bàn giao cho cơ quan ra quyết định truy nã.
Những biện pháp cụ thể để bảo vệ cuộc bắt: Nếu phát hiện đối tượng có vũ khí thì cần phải trang bị vũ khí, áo giáp đầy đủ cho lực lượng cán bộ truy bắt.
Trường hợp thứ nhất: các đối tượng bắt giữ con tin thì phải ngay lập tức áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lực lượng truy bắt và người dân địa phương, kêu gọi vận động đối tượng không nên chống trả, gây hại cho con tin. Nhanh chóng gửi báo cáo về đơn vị để xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên. Đồng thời bao vây, quan sát chặt chẽ đối tượng, không để đối tượng thoát khỏi sự kiểm soát của lực lượng cán bộ truy bắt.
Trường hợp thứ hai: Nếu đã truy tìm kỹ càng, lục soát cẩn thận những vị trí đối tượng bắt có thể lẩn trốn nhưng vẫn không thể phát hiện được đối tượng. Lập tức liên lạc với chính quyền địa phương, phối hợp với lực lượng công an ở địa phương khoanh vùng phạm vi đối tượng có thể lẩn trốn nếu thoát khỏi khu vực núi (khu dân cư hẻo lánh ít người, nhà ở của người thân, người quen, bạn bè, người yêu…), quãng đường đối tượng có thể di chuyển, đối tượng có sử dụng phương tiện ô tô hay xe máy để chạy trốn…
Trường hợp thứ ba: Trong những tình huống đối tượng dùng súng, lựu đạn chống cự lại quyết liệt, để bảo vệ an toàn tính mạng cho lực lượng tiến hành bắt có thể dùng lựu đạn có hơi cay, lựu đạn phun khói, lựu đạn gây chấn động để làm tê tiệt khả năng chống cự của đối tượng. Trong những tình huống đặc biệt nguy hiểm và được pháp luật cho phép có thể dùng súng tiêu diệt đối tượng để đảm bảo an toàn.
Ý nghĩa của việc lập kế hoạch bắt đội tượng nhằm đảm bảo tính bí mật bất ngờ, làm cho người tội phạm không kịp trở tay, không kịp lên phương án tẩu trốn, và rơi vào thế bị động, việc này nhằm tăng tính hiệu quả trong việc bắt tội phạm.
Tính đảm bảo bí mật, bất ngờ thể hiện trong việc lựa chọn địa điểm, thời gian, trong việc dự kiến chiến thuật và theo dõi giám sát đối tượng.
Thứ nhất, ý nghĩa đảm bảo bí mật, bất ngờ thể hiện trong việc lựa chọn địa điểm, thời gian.
Thứ hai, đảm bảo bí mật, bất ngờ thể hiện trong việc dự kiến chiến thuật.
Thứ ba, đảm bảo tính bí mật bất ngờ còn thể hiện trong theo dõi giám sát đối tượng.
Việc xác định rõ đối tượng cần bắt có ý nghĩa nhằm tránh tình trạng lực lượng bắt không biết đối tượng là ai, bắt nhầm, bỏ sót đối tượng cần bắt từ đó giúp cho việc bắt đối tượng được hiệu quả và an toàn cho lực lượng bắt hơn.
Việc lựa chọn địa điểm thời gian bắt có ý nghĩa giúp cho hoạt động bắt được an toàn và hiệu quả khi có những yếu tố ngoại lai nếu không xác định địa điểm thời gian bắt sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình bắt đạt được an toàn hiệu quả như tình hình dân cư nơi tổ chức bắt đối tượng, nếu chỗ đó là khu vực đông dân cư, lực lượng bắt thấy khó khăn trong việc bắt thì sẽ tổ chức thay đổi địa điểm bắt khác thuận lợi hơn.
Việc lựa chọn người tiến hành bắt nhằm giúp cho nhiệm vụ được thực hiện đúng theo kế hoạch vì nếu không có người chủ trì thì việc tiến hành tổ chức bắt sẽ có thể thực hiện không đúng quy trình, từ đó làm cho việc tiến hành thực hiện nhiệm vụ của từng người tham gia bắt lung tung, dẫn đến không đạt hiệu quả.
Việc dự kiến phương tiện vũ khí công cụ, kinh phí nhằm giúp cho việc bắt được an toàn hiệu quả vì trong quá trình bắt sẽ phát sinh những việc mà lực lượng bắt không thể lường trước được như tội phạm có vũ khí hoặc đang trong quá trình bắt thiếu hụt kinh phí dẫn đến không lương thực và từ đó không có đủ sức bắt đối tượng dẫn đến việc bắt không được hiệu quả.
Do vậy, thời gian, địa điểm bắt; đặc điểm khu vực, đặc điểm hoạt dộng của đối tượng; những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng cũng rất khác nhau. Chính vì thế, nếu phương pháp, chiến thuật không phù hợp sẽ không thể bắt, giữ được đối một cách chắc chắn và an toàn.
Bắt tội phạm là quá trình đấu tranh với những đối tượng phạm tội nguy hiểm, thường gắn liền với những tình huống đột xuất, bất ngờ có thể xảy ra, …Do đó mà không thể vận dụng chiến thuật bắt tội phạm một cách bừa bãi mà phải có sự căn nhắc, tính toán, trong tình huống này cần lựa chọn chiến thuật bắt người như thế nào sao cho phù hợp.
Không thể áp dụng chiến thuật bắt người đi bộ vào tình huống đối tượng đang đi xe máy, ô tô hoặc không thể áp dụng chiến thuật bắt người trong nhà vào tình huống đối tượng đang ở nơi làm việc… Đối với mỗi đối tượng phạm tội có đặc điểm, phương thức, thủ đoạn hoạt động khác nhau.
Trong quá trình truy bắt tội phạm sẽ có nhiều tình huống phức tạp có thể xảy ra ngoài kế hoạch chúng ta đã bàn trước khi truy bắt tội phạm. Do đó, trong kế hoạch, phương án bắt cần phải dự phòng những tình huống phức tạp, đột xuất, bất ngờ có thể xảy ra và phương án xử lý các tình huống phức tạp, đột xuất, bất ngờ đó.
Tính vận động trong quá trình truy bắt tội phạm có ý nghĩa rất thiết thực để trong việc truy bắt tội phạm, cần phải đề cao sự chuẩn bị kế hoạch một cách chu đáo và hoàn hảo nhất khi chúng ta gặp những sự việc ngoài dự đoán thì chúng ta có thể ứng phó đối mặt với những tình huống xảy ra khi bắt người phạm tội.
Thứ nhất, một số đơn vị điều tra phải thực hiện tốt quy định về ban hành và quyết định lập kế hoạch bắt tội phạm, kế hoạch truy nã đối tượng phạm tội.
Thứ hai, phải đưa ra một bản kế hoạch về việc bắt tội phạm thật cụ thể, chi tiết, có nhiều phương án dự phòng cho mọi tình huống bất ngờ thực tế có thể xảy ra.
Thứ ba, việc ra quyết định bắt đội tượng, truy nã đối tượng phải ghi đầy đủ các thông tin, đặc điểm nhân dạng, ảnh đối tượng.
Thứ tư, sự phối hợp giữa các đơn vị, địa phương trong công tác truy nã chưa thật sự thống nhất.
Thứ năm, sự phát triển của khoa học – kỹ thuật và các phương tiện thông tin liên lạc là những điều kiện thuận lợi cho đối tượng phạm tội, đối tượng truy nã thay đổi phương thức, thủ đoạn lẫn trốn, sử dụng vỏ bọc tinh vi, che giấu tung tích để đối phó với lực lượng chức năng và sự phát hiện của nhân dân.