Introducing 

Prezi AI.

Your new presentation assistant.

Refine, enhance, and tailor your content, source relevant images, and edit visuals quicker than ever before.

Loading…
Transcript

Root Separation and/or Resection

Root Separation and/or Resection

(RSR)

What?

Root resection is the process by which one or more roots of a tooth are removed at the level of the furcation and leaves the crown and remaining roots functional

AAP. 2001

Đặt vấn đề

Đặt vấn đề

Bệnh nha chu có thể dẫn tới sự mất bám dính ảnh hưởng tới vùng chẽ đôi hay chẽ ba của các răng nhiều chân, lâu dần sẽ gây tiêu xương vùng chẽ chân răng.

- Điều trị tiêu chẽ chân răng gồm :

  • Làm sạch chẽ chân răng
  • Bảo tồn và duy trì phần xương ổ răng còn lại ở vùng chẽ đó
  • Tạo một bám dính mới

- Tuy nhiên đối với những trường hợp tiêu chẽ chân răng nặng (độ II –III), việc điều trị còn nhiều khó khăn và khó mang lại kết quả tốt.

-Phẫu thuật cắt chân răng và một phần thân răng được chỉ định khi những răng hàm nhìêu chân bị tiêu chẽ độ II hoặc III, phần răng còn lại được dùng làm trục cho một phục hình cố định.

Yếu tố giải phẫu liên quan

Thân chung chân răng

- Là khoảng cách từ ranh giới men-cement tới lối vào của chẽ răng.

- Các răng có thể có các thân chung chân răng rất ngắn, trung bình hoặc chân răng có thể bị chập lại tại 1 điểm gần chóp ..

-Thân chung chân răng càng ngắn, càng ít bám dính bị mất trước khi chẽ răng bị tổn thương.

-Răng có các thân chung chân chân răng dài bất thường hoặc các chân răng bị dính nhau có thể không thích hợp cho điều trị khi chẽ răng đã bị ảnh hưởng.

Đây là yếu tố quan trọng trong cả sự phát triển và điều trị tổn thương vùng chẽ.

Chiều dài chân răng

- Ống chân răng(chân răng) là vùng phân chia của phức hợp thân chung chân răng.

- Chân răng có thể không đồng nhất về kích thước, vị trí, kết nối hoặc phân chia với các chân răng khác tại các vị trí khác nhau.

Vậy vùng chẽ có thể định nghĩa chính là khu vực giữa các ống chân răng.

Dạng chân răng

- Chân gần của răng hàm lớn hàm dưới, chân gần ngoài của răng hàm lớn thứ nhất hàm trên thường cong về phía xa ở 1/3 chóp.

- Mặt xa của chân răng này thường có đường rãnh rõ.

Dạng chân răng có thể gây khó khăn như:

  • Tăng nguy cơ làm thủng chân răng trong điều trị nội nha
  • Làm phức tạp việc đặt chốt trong phục hình
  • Gia tăng sự cố gãy/ nứt dọc chân răng

Kích thước kẽ chân răng

- Các chân răng dính nhau hay gần như dính nhau có thể cản trở việc sử dụng dụng cụ trong việc làm sạch, nhẵn chân răng và phẫu thuật.

- Răng có các chân tách biệt rõ cho thấy nhiều lựa chọn và dễ điều trị hơn.

 

Phẫu thuật cắt thân-chân răng để làm gì?

Why?

?

  • Dễ dàng làm sạch phần chân răng còn lại.
  • Làm giảm độ sâu túi quanh răng do loại bỏ việc tiêu chẽ chân răng.
  • Tạo điều kiện cho việc vệ sinh vùng chẽ dễ dàng
  • Cắt bỏ phần chân răng bị tiêu xương ổ răng nhiều

  • Bảo tồn đến mức tối đa mô quanh răng ở chân răng còn lại.
  • Kiểm soát khoảng giữa răng với răng liền kề.
  • Để điều trị những răng nhiều chân mà có chân răng không điều trị tuỷ được.
  • Điều trị những răng tổn thương sâu răng

Khi nào tiến hành phẫu thuật cắt chân răng?

When?

Chỉ định và chống chỉ định

Bệnh lý nha chu

Chỉ định

Tổn thương nha chu không điều trị được tại vùng chẽ chân răng, vùng mặt bên:

Tiêu chẽ chân răng độ II đến độ III( theo Hamy, Nimal, và Lhidhe)

Classification of furcation involvement

1. Dựa trên độ mất bám dính ngang

  • Phân loại của Glickman(1953)
  • Phân loại của Hamp(1975)

2. Dựa trên mất bám dính ngang dọc kết hợp

  • Phân loại của Tarnow và Fletcher(1984)

3. Dựa trên hình thái biến dạng của xương

  • Phân loại của Eassley và Drennan(1969)

Phân loại tiêu chẽ chân răng:

Năm 1975, Sven-Erik Hamp cùng với Lindhe và Sture Nyman, phân lọai theo độ sâu thăm dò

Phân loại theo quan điểm điều trị

Chống chỉ định

  • Khi xương ổ quanh chân răng bị tiêu quá 2/3 chiều cao chân răng hoặc lớn hơn 7mm
  • Tỉ lệ thân/chân của các chân răng còn lại thấp
  • Các chân răng còn lại có cấu trúc giải phẫu bất thường
  • Thân chung chân răng dài hoặc chân răng chụm
  • Việc điều trị nội nha đối với các chân răng còn lại là bất khả thi
  • Bệnh nhân vệ sinh răng miệng kém
  • Tiên lượng phục hình với phần mô răng còn lại khó khăn

Bệnh lý khác

  • Sâu răng ở vị trí sâu dọc theo chân răng đối với răng nhiều chân.
  • Chân răng bị gãy, thủng, tiêu ngót không bảo tồn được ở các răng nhiều chân.
  • Thất bại của điều trị nội nha ở một trong các chân của răng nhiều chân nhưng không xử trí bằng phẫu thuật chóp được.
  • Đặt chốt làm tổn thương chân răng.

Chọn chân răng nào để cắt?

Răng hàm lớn hàm dưới

Tiến hành RSR răng cối lớn hàm dưới có 3 phương án để lựa chọn:

  • Chia tách và giữ lại cả 2 chân
  • Chia tách và nhổ bỏ chân gần
  • Chia tách và nhổ bỏ chân xa

Những yếu tố sau có thể làm căn cứ xem xét:

  • Chân gần có diện tích bề mặt chân răng tối ưu hơn chân xa.
  • Tuy nhiên thiết diện hình đồng hồ cát của chân răng gây nên 1 số khó khăn:

- Thiết lập cơ chế tự kiểm soát mảng bám

- Khó thực hiện phục hồi

Ngoài ra có hạn chế là 2 ống tủy tương đối hẹp,ống tủy gần với mặt ngoài chân răng dẫn đến nguy cơ thủng thành ống tủy khi thực hiện các thủ thuật phục hồi

Răng hàm lớn hàm trên

  • Răng 3 chân khi thực hiện chia tách thường giữ lại 1,2 chân
  • Trước khi thực hiên RSR phải phân tích tỉ mỉ:

- Chân xa ngoài răng hàm lớn hàm trên:

Ngắn nhất trong 3 chân răng

Thân chân răng dài

Vì vậy chất lượng nâng đỡ kém và xác xuất lung lay sau chia chân là rất cao, nên thường được loại bỏ

- Chân gần ngoài:

Kích thước ngoài trong rộng

Thiết diện cắt ngang hình đồng hồ cát, cho nên diện tích bề mặt chân răng lớn

Bề mặt chân răng gần ngoài khá đồng đều hoặc tốt hơn hẳn chân hàm ếch

Những đặc tính thuận lợi:

  • Cắm ở vị trí trung tâm của mấu xương ổ răng
  • Thẳng hướng với răng hàm nhỏ hàm trên và ở vị trí lý tưởng cho việc thực hiện chức năng trong trường hợp 1 đơn vị chia tách.

Vì vậy chân gần ngoài được ưu tiên giữ lại hơn chân hàm ếch nhưng ống tủy chân răng phức tạp khó điệu trị

Răng hàm nhỏ hàm trên

Chỉ thực hiện trong 1 số trường hợp đặc biệt do giải phẫu chân răng phức tạp

Vùng chẽ thường nằm sâu về phía chóp vì vậy giữ lại chân răng thường không đủcho nâng đỡ phục hồi

Hầu hết các trường hợp viêm chẽ độ 2,3 có chỉ định nhổ

How???

Điều trị khởi đầu

  • Lấy cao răng, làm nhẵn bề mặt chân răng
  • Hướng dẫn vệ sinh răng miệng
  • Điều trị tuỷ răng giữ lại

Gây tê tại chỗ

  • Cho bệnh nhân súc miệng với Chlohexidine, NaCl pha Betadine
  • Sát khuẩn vùng làm việc
  • Gây tê tại chỗ

Khoan cắt thân răng

Răng hàm dưới:

  • Xác định lối vào vùng chẽ,
  • Dùng mũi khoan đuôi chuột đặt tại lối vào vùng chẽ mặt ngoài hoặc mặt trong dọc theo trục của thân răng cắt từ từ và kiểm soát, cắt rời 2 chân răng

Răng hàm trên

  • Với răng hàm trên có vùng chẽ với 3 lối
  • Răng hàm trên thường sẽ cắt bỏ 1 hoặc 2 chân khi đó chúng ta sẽ cắt chân loại bỏ trước một cách bảo vệ tối đa mô còn lại
  • Sau khi đã loại bỏ 1 chân thì vùng chẽ của 2 chân còn lại xác định dễ dàng và dùng mũi đuôi chuột để cắt rời 2 chân đó

Lấy bỏ chân răng mà tránh làm tổn thương đến các thành xương xung quang

Lấy chân răng

Sử dụng vạt đặt lại vị trí về phía cuống răng

Lật vạt quanh chân răng

Nạo tổ chức viêm và tạo hình lại xương ổ

Nạo bỏ tổ chức viêm

  • Khâu treo mũi rời hoặc liên tục
  • Băng nha chu

Khâu kín vạt

Sau phẫu thuật

Dặn dò BN sau nhổ răng :

1. Cắn chặt miếng gòn trong 30 phút đầu tiên.

2. Trong vòng 6 giờ sau khi nhổ răng:

– Không được súc miệng, nhất là súc miệng bằng nước muối.

– Không được khạc nhổ.

3. Trong vòng 24 giờ sau khi nhổ răng:

– Tránh tất cả các hành động có khả năng làm sút cục máu đông.

– Không súc miệng mạnh, không lấy lưỡi hay những vật khác khiều đụng vào vị trí nhổ răng, không ăn nhai phía bên hàm vừa mới nhổ răng và những hành động tương tự.

4. Giữ cho môi trường răng miệng sạch sẽ sau khi nhổ răng là điều rất quan trọng.

– Làm sạch những chiếc răng còn lại một cách cẩn thận bằng bàn chải hay chỉ nha khoa như thông thường ( chú ý không chải những chiếc răng kế cận khoảng trống vừa nhổ răng).

– Súc miệng thật nhẹ nhàng.

Sau lành thương ( vài tháng)

Phục hình cố định:

Conclusion

  • Buhler (1988) đã quan sát thấy tỷ lệ thất bại sau RSR do bệnh lý nội nha và gãy chân răng là 32%.
  • Các tác giả khác đã cho thấy thành công lớn hơn sau RSR trong các nghiên cứu dài hạn 5, 9, 10 năm.
  • Trong một nghiên cứu trên 47 răng thực hiện chia cắt chỉ có 5 răng (11%) mất trong quá trình theo dõi (9,5 năm).
  • Hiện tại, với khả năng tiên lượng đúng, kỹ thuật tốt và có chiến lược chăm sóc hậu phẫu hợp lý, tình trạng nha chu khỏe mạnh lên đến 6 tháng theo dõi sau RSR.
  • RSR là một lựa chọn điều trị phù hợp cho răng hàm ở trẻ nhỏ, nếu không phải nhổ răng do sâu răng rộng, RSR không chỉ giúp bảo tồn răng mà còn giảm gánh nặng tài chính, chấn thương tâm lý và rối loạn chức năng khớp cắn cho trẻ.

Tóm lai, RSR là một phương thức điều trị thay thế hiệu quả và bảo tồn so với thủ thuật thông thường hoặc nhổ răng .

Nghiên cứu của APP năm 2001 cho thấy:

  • Đã có tổng cộng 701 răng hàm lớn được điều trị bằng phương pháp cắt chân và 1472 răng hàm lớn được điều trị bằng phương pháp cắm implant được theo dõi.
  • Quá trình theo dõi đánh giá chức năng của các răng được tiến hành trong khoảng thời gian từ 15 năm trở lên đối với cắt thân chân răng và 13 năm trở lên đối với cắm implant.
  • Phương pháp phẫu thuật cắt chân xa của răng hàm lớn hàm dưới cho thấy tỉ lệ thành công thấp nhất(75%)
  • Tất cả các phẫu thuật cắt thân chân răng khác đều có tỉ lệ thành công ở mức từ 95.2% đến 100%

  • Phương pháp cắm 1 trụ implant ở vị trí răng hàm lớn thứ 2 cho thấy tỉ lệ thành công thấp nhất (85%)
  • Còn lại tất cả các implant cắm ở các vị trí răng hàm lớn khác đều cho tỉ lệ thành công rơi vào khoảng 97% đến 98.6%
  • Có 7 trong số 23 trường hợp (chiếm 30.4%) cắt thân chân răng thất bại mà nguyên nhân được cho là do các thói quen xấu trong ăn nhai không được loại bỏ ( như cắn móng tay cắn vật cứng etc)
  • Tương tự như vậy có 17 trong số 45 trường hợp cắm implant thất bại do thói quen xấu trong ăn nhai
  • Tóm lại tỉ lệ thành công nói chung của pp cắt thân chân là 96.8% và cắm implant là 97%
  • Tỉ lệ thành công còn phụ thuộc vào vị trí răng hay vị trí cắm implant và chân răng nào chọn để cắt

Kết luận: Cả 2 pp đểu cho tỉ lệ thành công cao

Cần hỏi bệnh thăm khám đánh giá theo dõi tỉ mỉ bệnh nhân để đưa ra đc phương án điều trị phù hợp nhất.

Câu hỏi lượng giá

Câu 1. Bệnh nha chu có thể dẫn tới ................. ảnh hưởng tới vùng chẽ đôi hay chẽ ba của các răng nhiều chân.

Câu 2. Điều trị tiêu chẽ chân răng không bao gồm:

A. Làm sạch chẽ chân răng

B. Bảo tồn và duy trì xương ổ răng còn lại ở vùng chẽ đó

C. Điều trị tủy

D. Tạo một bám dính mới

Câu 3. Yếu tố nào không phải bệnh nguyên của các vấn đề ở chẽ răng:

A. Mảng bám vi khuẩn

B. Yếu tố giải phẫu tại chỗ

C. Sự nghiêm trọng của tổn thương vùng chẽ theo tuổi

D. Hay gặp ở nữ nhiều hơn nam

Câu 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình điều trị tiêu chẽ răng:

A. Thân chung chân răng

B. Chiều dài chân răng

C. Kích thước chẽ chân răng

D. Phần nhú men ở cổ răng

E. Tất cả các ý trên

Câu 5. Phân loại tiêu chẽ chân răng theo Nyman và Hamp :

A. Theo quan điểm điều trị

B. Độ khuyết hổng xương

C. Độ sâu thăm dò

D. A và C

E. B và C

Câu 6. Sắp xếp theo thứ tự phẫu thuật cắt chân răng và một phần thân răng:

1. Khoan cắt thân răng

2. Nạo tổ chức viêm

3. Gây tê tại chỗ

4. Lấy chân răng

5. Khâu kín vạt

6. Lật vạt quanh thân răng

Câu 7. Với răng hàm lớn hàm trên, khi thực hiện chia tách thường ưu tiên giữ chân nào: ( Vì Sao?)

A. Chân gần ngoài

B. Chân xa

C. Chân hàm ếch

Câu 8. Chống chỉ định phẫu thuật RSR

A. Khi xương ổ quanh chân răng bị tiêu quá 2/3 chiều cao chân răng hoặc nhỏ hơn 7mm

B.Khi xương ổ quanh chân răng bị tiêu quá 2/3 chiều cao chân răng hoặc lớn hơn 7mm

C.Khi xương ổ quanh chân răng bị tiêu quá 1/2 chiều cao chân răng hoặc lớn hơn 7mm

D.Khi xương ổ quanh chân răng bị tiêu quá 1/2 chiều cao chân răng hoặc nhỏ hơn 7mm

Câu 10. Chia cắt chân răng thường áp dụng cho trường hợp tổn thương chẽ .......

Câu 11. Tiến hành RSR răng cối lớn hàm dưới có 3 phương án để chọn

1. ........

2. ........

3. ........

Câu 12. Với răng hàm nhỏ hàm trên hầu hết các trường hợp viêm chẽ độ II - III .......

Case lâm sàng

BN nữ, 35 tuổi, đến khám vì đau răng hàm dưới bên P. Qua hỏi và khám thấy:

Có cơn đau tủy: đau xuất hiện tự nhiên, không lan, uống thuốc giảm đau có đỡ

TS: R46 hàn sâu mặt nhai bằng Almagam cách đây 5 năm

Khám:

R46: lỗ hàn Almagam loại I, tiêu chẽ độ II, lung lay răng độ II, gõ đau, thử tủy đáp ứng chậm.

Túi quanh răng phía chân xa R46 sâu 8mm

Cao răng độ II

CLS:

X-quang: hình ảnh tiêu xương quanh chân xa R46

Chẩn đoán ?

Hướng điều trị ?

Learn more about creating dynamic, engaging presentations with Prezi