Introducing
Your new presentation assistant.
Refine, enhance, and tailor your content, source relevant images, and edit visuals quicker than ever before.
Trending searches
- Quần đảo Trường Sa nằm cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 hải lí về phía Nam.
- Bao gồm hơn 100 đảo, đá, bãi san hô.
-Chất đất trên các đảo của quần đảo Trường Sa là cát san hô, có lẫn những lớp phân chim lẫn mùn cây có bề dày khoảng 5-10 cm.
- Điều kiện tự nhiên và khí hậu rất khắc nghiệt
- Quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô, phân bố rải rác trong phạm vi từ kinh tuyến 111^0 Đông đến 113^0 Đông, từ vĩ tuyến 15^0 45’ Bắc đến 17^0 15’ Nam
- Quần đảo Hoàng Sa gồm hơn 37 đảo, đá, bãi cạn
- Quần đảo Hoàng Sa là một thế giới san hô với hơn 100 loài đã tạo thành 1 phần của vòng cung san hô ngầm dọc bờ biển Đông Nam của lục địa châu Á.
- Thảm thực vật của quần đảo Hoàng Sa rất đa dạng
Ý NGHĨA CHIẾN LƯỢC
QĐ.Hoàng Sa
QĐ. Trường Sa
Những chấm vàng là khu vực đánh bắt thủy sản đông đúc trên thế giới - Ảnh: Science
- Nguồn lợi kinh tế đầu tiên ở vùng biển thuộc hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là tiềm năng về hải sản.
Những chấm vàng là khu vực đánh bắt thủy sản đông đúc trên thế giới - Ảnh: Science
Đây là nguồn lợi có ý nghĩa đặc biệt để phát triển nền kinh tế biển ở Việt Nam.
- Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và vùng biển phụ cận là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng về chủng loại, có thể khai thác với trữ lượng lớn.
- Chỉ tính riêng các đảo trong nhóm phía Tây Nam trong đó có đảo Hoàng Sa, trữ lượng phốt phát có thể lên tới 2.780.000 tấn.
- Theo các chuyên gia Nga, khu vực biển Việt Nam nói chung và vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng còn có tiềm năng lớn về tài nguyên “băng cháy”.
- Biển Đông là thủy đạo nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua Eo biển Malacca. - Hoàng Sa và Trường Sa đều nằm trên thủy lộ đó. - Mọi di chuyển bằng hàng hải giữa các quốc gia thuộc Vòng đai Thái Bình Dương với vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, Tây Á, Địa Trung Hải và xuống châu Úc đều thường xuyên đi qua vùng biển này.
PGS. TS Khoa học Trần Khánh
Bộ Atlas thế giới của Philipe Vandemaelen
29 bản đồ cổ khẳng định Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam
Bia Chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam thời Pháp thuộc dựng năm 1938
- Trong thời kỳ Pháp thuộc, với tư cách đại diện cho Việt Nam về đối ngoại theo Hiệp ước Patenôtre (năm 1884), chính quyền thuộc địa Pháp đã có nhiều hoạt động cụ thể củng cố chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Từ những năm 30 của thế kỷ XX, Pháp đã quy thuộc hai quần đảo vào các tỉnh đất liền, đặt quân đồn trú, xây cột mốc chủ quyền, xây hải đăng, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện trên hai quần đảo.
- Tháng 10-1950, Pháp đã chuyển giao quyền quản lý hai quần đảo cho quốc gia Việt Nam.
Bia Chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam thời Pháp thuộc dựng năm 1938
- Ngoài ra, các Châu bản triều Nguyễn là các văn bản hành chính chính thức của triều đình nhà Nguyễn (thế kỷ XVII - XVIII) có dấu son của vua, là bằng chứng lịch sử khẳng định, việc Nhà nước phong kiến Việt Nam đã xác lập và triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo như:
• Hàng năm cử các đội Hoàng Sa kiêm quản đội Bắc Hải ra hai quần đảo khai thác các tài nguyên sản vật trên biển
• Thu lượm hàng hóa trên các tàu bị đắm
• Đo đạc vẽ bản đồ, dựng bia, lập miếu, trồng cây, cứu trợ các tàu thuyền nước ngoài gặp nạn…
Quần đảo Hoàng Sa nằm trong thềm lục địa của Việt Nam được quy định bởi Công ước về Luật Biển năm 1982.
Công ước Luật Biển năm 1982 cho phép các quốc gia ven biển được hưởng quy chế thềm lục địa để thăm dò và khai thác tài nguyên. Đây là chủ quyền chuyên biệt, không tùy thuộc vào điều kiện phải có sự chiếm hữu, khai phá hay tuyên bố minh thị. Mọi sự tùy tiện chiếm cứ của nước ngoài dù có bằng vũ lực hay không đều bất hợp pháp và vô hiệu lực.
10.
6.
4.
8.
2.
- Từ 16 – 23/11/2007
- Ngày 19/4/2020
- 9/7/2007
- Tháng 7/2006
- 4/11/2002
Năm 1974:
- Ngày 02/5/2014
- 10/8/2007
- 8/1/2005
- Đầu tháng 4/2007
1.
7.
9.
5.
3.
Quản lý, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển, đảo chính là quá trình thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nước ta trên các đảo, vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng pháp luật của Nhà nước với các hoạt động kinh tế - xã hội, các hoạt động trên biển, đảo nhằm duy trì và phát triển các mối quan hệ, các hoạt động đó trong trật tự, theo đúng quy định của Nhà nước. Quản lý và bảo vệ chủ quyền biển, đảo vừa mang yếu tố đối nội, vừa mang yếu tố đối ngoại. Công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo bao gồm những lĩnh vực sau:
* Nhận thức rõ tầm quan trọng, vị trí chiến lược của biển, đảo Việt Nam, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn và nhất quán về biển, đảo. Đặc biệt là Nghị quyết số 09-NQ/TW (khóa X), ngày 9-2-2007, “Về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, đây là lần đầu tiên Đảng ta có một Chiến lược biển toàn diện, có tầm nhìn chiến lược rộng, tính bao quát cao trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại, hợp tác quốc tế, môi trường...
* Nhà nước ta cũng trở thành thành viên của hàng loạt điều ước quốc tế liên quan đến biển và đại dương, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
- Trong bối cảnh tình hình tranh chấp ở Biển Đông ngày càng diễn biến phức tạp, song với truyền thống bất khuất của dân tộc, ý chí quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, chúng ta đã bảo vệ vững chắc chủ quyền. Cụ thể là, bảo vệ tốt danh nghĩa chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa; quản lý và bảo vệ vững chắc 21 đảo, bãi với 33 điểm đóng quân ở quần đảo Trường Sa, bảo vệ tốt vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý.
- Cùng với đó là việc ta đã giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán, quyền và lợi ích trên các vùng biển Việt Nam thông qua việc duy trì hệ thống và hoạt động của 15 nhà giàn DK trên vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam
Nhà nước Việt Nam trước sau như một khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lập trường này được thể hiện nhất quán trong các văn bản pháp luật về biển đã được ban hành, như Nghị quyết của Quốc hội năm 1994 phê chuẩn Công ước Luật Biển cũng như trong các phát biểu, tuyên bố chính thức khác của Việt Nam.
Các lực lượng thực thi pháp luật trên biển, như cảnh sát biển, biên phòng, kiểm ngư tích cực, chủ động tiến hành hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật Việt Nam trên vùng biển Việt Nam, qua đó góp phần tích cực vào việc duy trì an ninh trật tự, an toàn trên biển, thể hiện rõ vai trò quản lý và bảo vệ vùng biển của Việt Nam.
Phát triển kinh tế biển, đảo, gắn phát triển kinh tế với an ninh, quốc phòng. Thực hiện Chiến lược biển, trong thời gian qua, kinh tế biển, đảo đã có bước phát triển mạnh mẽ.
* Thứ nhất, chúng ta đã phát triển được hệ thống 15 khu kinh tế biển với trên 100 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký gần 39 tỷ USD và hàng nghìn tỷ đồng, tạo việc làm cho hàng vạn lao động và là động lực để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng và cả nước.
* Thứ hai, kinh tế thủy sản tăng trưởng liên tục ở mức bình quân 5% - 7%/năm, trong đó giá trị xuất khẩu của năm 2006 tăng 250 lần so với năm 1981. Xuất khẩu thủy sản năm 2017 đạt 8,3 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2016.
* Thứ ba, trong nhiều năm qua, việc khai thác dầu khí ở các vùng biển Việt Nam đóng góp từ 18% - 26%/năm cho GDP, góp phần tăng trưởng GDP toàn quốc.
* Thứ tư, du lịch biển, đảo luôn thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước (trên 70% tổng lượng khách quốc tế và trên 50% tổng lượng khách nội địa). Chỉ tính riêng năm 2015, ngành du lịch đóng góp 6,6% GDP quốc gia, trong đó du lịch biển, đảo chiếm tỷ trọng lớn.
Đánh bắt thuỷ hải sản
Khai thác dầu khí
- Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu quản lý và bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Công tác đào tạo, hình thành nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới được chú trọng và quan tâm. Bên cạnh việc đào tạo chính khóa cho các lực lượng làm nhiệm vụ quản lý và bảo vệ biển, đảo, nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước tổng hợp về biển, đảo, kiến thức pháp luật đã được tổ chức ở các bộ, ngành, địa phương. Việc hợp tác quốc tế nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực biển, đảo cũng được mở rộng với nhiều đối tác khác nhau.
Củng cố, tăng cường, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi, hỗ trợ cho công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa hợp tác và đấu tranh, giữa giải quyết hòa bình các tranh chấp với tìm kiếm các biện pháp hợp tác xây dựng lòng tin nhằm tạo cơ hội cho việc giải quyết tranh chấp; giữa tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau và tuân thủ luật pháp quốc tế... là những trọng tâm của việc tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.
Hoàn thiện thiết chế quản lý biển, đảo. Từng bước xây dựng và hoàn thiện thiết chế quản lý biển, đảo thông qua việc hình thành một số lực lượng thực thi pháp luật trên biển đồng thời với việc nâng cao vai trò và trách nhiệm của lực lượng biên phòng, hải quân. Về tổ chức, từng bước hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về biển, đảo cùng với sự phân công trách nhiệm cụ thể về các lĩnh vực quản lý nhà nước về biển, đảo giữa các bộ: Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... Kết hợp giữa quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ về biển, đảo.
Chủ quyền thiêng liêng của chúng ta trên Biển Đông đã được truyền lại từ bao nghìn năm, đang đứng trước thách thức cả về mặt tài nguyên lẫn con đường giao thương. Trước hết, mỗi chúng ta cần có nhận thức rõ ràng, thống thiết, quyết liệt về thách thức đó. Và từ đó hành động. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, trong cuộc đấu tranh này cần phải huy động và phát huy cả 2 lực lượng đồng bộ: Sức mạnh của nhân dân và sự ủng hộ của nhân dân trên toàn thế giới