Introducing 

Prezi AI.

Your new presentation assistant.

Refine, enhance, and tailor your content, source relevant images, and edit visuals quicker than ever before.

Loading…
Transcript

THẢO LUẬN MÔN TRIẾT HỌC

NHÓM 2

CÂU HỎI 1

  • Phương thức sản xuất là gì? Vai trò của PTSX? Mối quan hệ giữa QHSX với LLSX. Đảng ta đã vận dụng qui luật này vòa để xây dựng đường lối kinh tế của Việt Nam như thế nào?

ĐỊNH NGHĨA

Phương thức sản xuất là cách thức con người cách thức con người thực hiện đồng thời sự tác động giữa con người với tự nhiên và sự tác động giữa người với người để sáng tạo ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu con người và xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định.

PTSX là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất với một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng.

Con người cần phải tiêu dùng để tồn tại, nhưng để tiêu dùng thì con người phải sản xuất, và trong quá trình sản xuất họ cần thiết phải tham gia vào các quan hệ mà chúng tồn tại độc lập với ý chí của họ.

VAI TRÒ

Phương thức sản xuất là nhân tố quyết định tính chất, kết cấu của xã hội, quyết định sự vận động, phát triển của xã hội.

Trong mỗi xã hội, phương thức sản xuất thống trị như thế nào thì tính chất của chế độ xã hội như thế ấy; kết cấu giai cấp và tính chất của các mối quan hệ giữa các giai cấp, cũng như các quan điểm về chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học v.v.., đều do phương thức sản xuất quyết định.

Phương thức sản xuất quyết định sự chuyển biến của xã hội loài người qua các giai đoạn lịch sử.

Khi một phương thức sản xuất mới ra đời, thay thế phương thức sản xuất cũ đã lỗi thời thì mọi mặt của đời sống xã hội cũng có sự thay đổi căn bản từ kết cấu kinh tê đến kết cấu giai cấp, từ các quan điểm tư tưởng xã hội đến các tổ chức xã hội.

MỐI QUAN HỆ GIỮA QHSX VÀ LLSX

Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là quan hệ mâu thuẫn biện chứng, tức là mối quan hệ thống nhất của hai mặt đối lập. Sự vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là đi từ sự thống nhất đến mâu thuẫn và một khi mâu thuẫn được giải quyết thì tái thiết lập sự thống nhất mới; quá trình này lặp đi lặp lại trong lịch sử tạo ra quá trình vận động phát triển của phương thức sản xuất.

Ý NGHĨA

Title

Sự biến đổi của phương thức sản xuất quyết định sự biến đổi, phát triển của xã hội do đó để thúc đẩy xã hội phát triển cần phải thúc đẩy sự phát triển của phương thức sản xuất. Quá trình vận động, phát triển, thay thế của phương thức sản xuất trong lịch sử là quá trình phong phú, đa dạng do đó các dân tộc phải tùy thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể để lựa chọn con đường phát triển riêng của mình, phù hợp với quy luật vận động

VẬN DỤNG QUY LUẬT NÀY Ở NƯỚC TA

Ở đây chúng ta có thể tóm tắt thành 2 thời kỳ lớn : thời kỳ trước Đại hội 6 (Đại hội đổi mới toàn diện của Đảng) và thời kỳ sau Đại hội 6 đến nay:

Trước đổi mới: (nêu trong VK đại hội VI và Cương lĩnh 1991): Trong nhận thức cũng như trong hành động, những người hoạch định đường lối kinh tế chưa nắm vững và vận dụng đúng quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, áp đặt chủ quan của mình theo hướng QHSX đi trước LLSX Cụ thể: 1) Xóa bỏ ngay nền kinh tế nhiều thành phần . 2) Nóng vội trong cải tạo XHCN.3) Có lúc đẩy mạnh quá mức việc xd công nghiệp nặng. 4) Duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. 5) Có nhiều chủ trương sai trong cải cách giá cả, tiền tệ, tiền lương.

- Sau đổi mới: (nêu trong VK đại hội VI đến X): Nhận thức được sai lầm trước đó, vận dụng đúng quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. Cụ thể: 1) Thừa nhận sự tồn tại tất yếu của nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường theo có định hướng XHCN trong thời kỳ quá độ . 2) Phát triển LLSX hiện đại gắn với xây dựng QHSX trên 3 mặt : sở hữu, quản lý và phân phối. 3) Phát triển LLSX phải thông qua CNH, HĐH gắn liền với kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, gắn với phát triển kinh tế tri thức. 4) Thực hiện đường lối kinh tế đối ngoại rộng mở, hòa nhập, gắn chặt việc xd nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. 5) Giải phóng mạnh mẽ và phát triển LLSX đồng thời với phát triển nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu.

VÍ DỤ

Xét về phương thức kỹ thuật của quá trình lao động sản xuất: Phương thức sản xuất của xã hội nguyên thủy có đặc trưng là cách thức kỹ thuật đánh bắt tự nhiên còn ở trình độ hết sức thô sơ, còn phương thức sản xuất trong xã hội hiện đại lại có đặc trưng ở trình độ kỹ xảo công nghiệp và công nghệ cao.

CÂU HỎI 2

Vai trò của tồn tại xã hội với ý thức xã hội? Ý thức xã hội tác dộng như thế nào đến tồn tại xã hội? Vận dụng quan điểm trên vào xây dựng kế hoạch của bản thân trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay?

VAI TRÒ

Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội thể hiển: tồn tại xã hội sinh ra ý thức xã hội, còn ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội; tồn tại xã hội như thế nào thì ý thức xã hội như thế ấy; mối khi tồn tại xã hội biến đổi, nhất là phương thức sản xuất biến đổi thì những tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, văn học, nghệ thuật v.v.. sớm muộn thay đổi theo.

Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là phản ánh tồn tại xã hội, nhưng không phải bất cứ tư tưởng, quan điểm lý luận xã hội nào, tác phẩm văn học nghệ thuật nào cũng nhất thiết trực tiếp phản ánh những quan hệ kinh tế của thời đại, mà chỉ xét đến cùng thì các quan hệ kinh tế mới được phản ánh bằng cách này hay cách khác vào trong những tư tưởng đó.

VÍ DỤ

Ý thức tư tưởng phong kiến, phản ánh xã hội phong kiến, nhưng khi xã hội phon kiến đã thay đổi thì ý thức vẫn chưa thay đổi kịp “Trọng nam khinh nữ”,“ép duyên”,“gia trưởng”

Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, trong quá trình phản ánh ý thức xã hội luôn có tính kế thừa các giá trị của nhân loại để lại.

Tư tưởng lấy “Dân làm gốc”

Hồ Chí Minh: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”

Ý thức xã hội chỉ là cái phản ánh của tồn tại xã hội nên luôn biến đổi sau khi tồn tại xã hội đã biến đổi.

Người Việt tận dụng ưa thế tự nhiên của một vùng đất nóng ẩm, mưa nhiều, nhiều ao hồ, sông nước, để tận dụng trồng lúa nước. Lâu dần lúa nước trở thành truyền thống dân tộc ta.

VẬN DỤNG

Chúng ta thấy, thực tiễn cuộc sống luôn vận động, biến đổi, phát triển, vì thế, nhận thức của con người nói chung, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin nói riêng cũng luôn phải được vận dụng, bổ sung, phát triển cho phù hợp

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như công cụ, phương tiện xây dựng chủ nghĩa xã hội, là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

CẢM ƠN MỌI NGƯỜI ĐÃ LẮNG NGHE

Learn more about creating dynamic, engaging presentations with Prezi