Introducing
Your new presentation assistant.
Refine, enhance, and tailor your content, source relevant images, and edit visuals quicker than ever before.
Trending searches
III. Liên hệ thực tiễn về nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia trong luật quốc tế
a. Nguyên tắc
Theo nghĩa chung nhất, nguyên tắc được hiểu là hệ thống các quan điểm, tử tưởng xuyên suốt toàn bộ hoặc một giai đoạn nhất định đòi hỏi các tổ chức và cá nhân phải tuân theo.
Về phương diện pháp lý quốc tế, trong điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc ngày 24-10-1945 và được long trọng ghi trong Tuyên bố về “các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc”.
Về phương diện khoa học luật quốc tế,là những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chủ đạo, bao trùm, có giá trị bắt buộc chung (Jus cogens) đối với mọi chủ thể luật quốc tế.
Chủ quyền quốc gia là đặc trưng cơ bản, quan trọng nhất của quốc gia. Theo luật pháp quốc tế hiện đại, tất cả các quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền.
1. Cơ sở pháp lý:
Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia là nguyên tắc được ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế.
Khoản 1 Điều 2 Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định: “Liên Hợp Quốc được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của tất cả các nước thành viên”.
Các điều ước quốc tế thành lập tổ chức quốc tế khác như điểm a khoản 2 Điều 2 Hiến chương ASEAN: “Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia thành viên”.
Theo Tuyên bố về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại ngày 24-10-1970, mọi quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền trong quan hệ quốc tế, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế, không phân biệt chế độ kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội.
Chủ quyền quốc gia là thuộc tính chính trị - pháp lý vốn có và không thể tách rời của quốc gia thể hiện trên hai phương diện cơ bản về đối nội và đối ngoại.
Trên phương diện đối nội (chủ quyền đối nội) quốc gia có toàn quyền quyết định mọi công việc đối nội của quốc gia, và đây là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình
Chủ quyền của quốc gia trên phương diện đối ngoại được hiểu là quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế (chủ quyền đối ngoại).
Nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền của các quốc gia
Tất cả mọi quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền. Các quốc gia bình đẳng về quyền và nghĩa vụ và là những thành viên bình đẳng của cộng đồng quốc tế, bất chấp sự khác biệt về chế độ kinh tế, chính trị và xã hội.
Cụ thể, bình đẳng về chủ quyền bao gồm những nội dung sau:
a. Tất cả các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý
b.Mỗi quốc gia được hưởng các quyền xuất phát từ chủ quyền hoàn toàn
c. Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng tư cách của các quốc gia khác;
d. Sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của quốc gia là bất khả xâm phạm
e. Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của mình.
f. Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tuân thủ một cách đầy đủ và có thiện chí các nghĩa vụ quốc tế của mình và chung sống trong hòa bình với các quốc gia khác
Bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:
- Mọi quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý;
- Mỗi quốc gia được hưởng các quyền cơ bản của quốc gia trong quan hệ quốc tế;
- Mỗi quốc gia phải có nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền của các quốc gia khác;
- Mọi quốc gia đều có quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và quyền độc lập về chính trị của quốc gia là bất khả xâm phạm;
- Mỗi quốc gia đều có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của mình;
- Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tuân thủ một cách đầy đủ và thiện chí các nghĩa vụ quốc tế của mình và chung sống trong hòa bình với các quốc gia khác.
Ví dụ: như Công quốc Moonaco là một quốc gia độc lập có chủ quyền nhưng họ đã trao quyền cho Pháp cho phép Pháp thay mặt mình trong mọi quan hệ đối ngoại.
- Các quốc gia sẽ bị hạn chế chủ quyền trong trường hợp chủ thể đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế và việc bị hạn chế quyền là một biện pháp trừng phạt từ phía cộng đồng quốc tế đối với quốc gia của họ.
- Bên cạnh đó còn có sự lên án của cộng đồng quốc tế đối với những quốc gia có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế. Để đảm bảo công bằng giữa các quốc gia và để các điều ước quốc tế được thực thi.
Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN TẮC
Việc tôn trọng nghiêm chỉnh nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia là cơ sở quan trọng để đưa trật tự thế giới phát triển theo xu hướng ngày càng ổn định, hội nhập và tiến bộ hơn
1.1. Áp dụng nguyên tắc trong xây dựng, tuân thủ và thực thi pháp luật quốc tế:
a. Trong quá trình xây dựng luật quốc tế
+ Các quy định của Luật quốc tế đều được xây dựng dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia.
Ví dụ: Khi xây dựng Công ước luật biển 1982, các quốc gia đã thảo luận trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và nhất trí ghi nhận điều 87: Biển cả được bỏ ngỏ cho tất cả quốc gia có biển hay không có biển đều bình đẳng và tự do trong việc sử dụng biển.
+ Việc thực hiện chủ quyền quốc gia vô cùng quan trọng.
+ Nhằm khẳng định địa vị quốc tế của quốc gia và được thể hiện qua quyền tự quyết về đối nội cũng như đối ngoại của quốc gia.
Do bản chất của luật quốc tế là tự thỏa thuận, tự cưỡng chế nên trong hệ thống pháp luật quốc tế không có các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp như pháp luật quốc gia mọi hoạt động liên quan đến việc xây dựng và thực thi luật quốc tế trong đời sống sinh hoạt quốc tế đều do các chủ thể luật quốc tế tự thỏa thuận theo nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia.
Các chủ thể căn cứ vào nguyên tắc cơ bản đó để xác định, thực thi các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quốc tế quy định, tiến hành các hoạt động mà luật quốc tế cho phép.
Nguyên tắc còn là công cụ hữu hiệu, là căn cứ để giải quyết các tranh chấp quốc tế.
Ví dụ: Trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, khi mà các bên tranh chấp đều đưa ra lý lẽ của mình trong việc giải thích, áp dụng Công ước về biển thì nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền đóng vai trò vô cùng quan trong trong việc xác định chủ quyền, đảm bảo tính công bằng cho quốc gia có chủ quyền bị xâm phạm.
Tuân thủ luật quốc tế là một hình thức thực hiện pháp luật quốc tế.
Bất kỳ hành vi đơn phương nào không tuẩn thủ triệt để nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế đều bị coi là sự vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế.
Ví dụ: Trong luật biển quốc tế có ghi nhận một loạt các nguyên tắc chuyên ngành như: nguyên tắc tự do biển cả, nguyên tắc đất thống trị biển… các quốc gia khi tham gia quan hệ quốc tế liên quan đến biển song song với việc thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc chuyên ngành, họ cũng phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản “ bình đẳng về chủ quyền” của luật quốc tế.
Một là, Liên hợp quốc cần có một cơ chế giám sát chặt chẽ vấn đề bình đẳng chủ quyền quốc gia, có một chế tài đủ mạnh hợp lý để xử lý những quốc gia vi phạm nguyên tắc, nhưng trên hết các quốc gia cần tự giác thực hiện nguyên tắc thì thế giới mới bình yên và phát triển bền vững, trật tự thế giới không bị đảo lộn.
2.1. Tác động của hội nhập với việc bảo vệ chủ quyền quốc gia
Việt Nam khi hội nhập quốc tế, tham gia vào các thiết chế kinh tế chủ quyền quốc gia sẽ được củng cố và khẳng định.
Thứ nhất, chủ quyền quốc gia sẽ được củng cố và bảo đảm hơn.
Thứ hai, hội nhập quốc tế giúp Việt Nam tranh thủ và khai thác những quy chế, điều kiện ưu đãi mà phần lớn các thể chế quốc tế dành cho các nước đang phát triển.
Thứ ba, tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế mà cụ thể là WTO, Việt Nam có được vị trí và tiếng nói trong đàm phán đa phương .
- Thách thức trước âm mưu diễn biến hòa bình của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.
- Thách thức suy giảm chủ quyền quốc gia về kinh tế, thách thức chính trị to lớn đối với Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp trên vùng đất, vùng trời, vùng biển đặc biệt là các tranh chấp ở Biển Đông thông qua biện pháp hoà bình trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982. Đối với các vấn đề liên quan đến hai nước Việt
Tranh chấp chủ quyền Biển Đông được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm đặc biệt các tranh chấp ở vùng biển Việt Nam như: Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa… Tuy nhiên, để giải quyết được vấn đề này, đang đòi hỏi các nước và các bên liên quan phải nghiêm túc tuân thủ nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Ví dụ: Về đề nghị “gác tranh chấp, cùng khai thác” của Trung Quốc, Việt Nam không phản đối. Việc áp dụng giải pháp tạm thời theo quy định của UNCLOS 1982 có trước khi các bên đàm phán để thống nhất được một ranh giới biển cho những vùng chồng lấn được hình thành bởi các yêu sách do các bên đưa ra theo các tiêu chuẩn của UNCLOS 1982. Tuy nhiên, Việt Nam không chấp nhận “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc là đường yêu sách để tạo thành vùng chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Thứ nhất: Phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
Thứ hai: Hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng nguồn nhân lực.
Thứ ba: Chính sách đối ngoại của nhà nước ta.