Introducing
Your new presentation assistant.
Refine, enhance, and tailor your content, source relevant images, and edit visuals quicker than ever before.
Trending searches
Ảnh hưởng của nhóm xã hội
Tìm hiểu về nhóm xã hội
Thành viên nhóm 7 :
Nhóm là một trong những đơn vị sơ đẳng tạo thành xã hội, nhóm không chỉ có tính sinh học tự nhiên: kiếm ăn, tự vệ…, mà còn mang tính xã hội. Xã hội tác động tới các cá nhân thông qua nhóm, hay nói cách khác nhóm giữ vai trò trung gian để liên kết các nhân và nhóm xã hội.
Nhóm xã hội là tập hợp người có liên hệ với nhau theo một kiểu nhất định, hay nói một cách khác, nhóm xã hội là một tập người có liên hệ với nhau về vị thế, vai trò, những nhu cầu lợi ích và những định hướng giá trị nhất định thì sức mạnh liên kết của nhóm càng mạnh mẽ và ngược lại.
Khi nghiên cứu nhóm, các nhà tâm lý học xã hội thường đưa ra câu hỏi là những lý do quan trọng nào khiến một cá nhân tham gia vào nhóm
khi tham gia vào nhóm, các cá nhân được thỏa mãn nhu cầu xã hội và nhu cầu tâm lý. Cụ thể cá nhân đạt được mục đích của mình qua chia sẻ trách nhiệm mà khi làm việc một mình, cá nhân không thể đạt được.
Nhóm hoạt động hiệu quả hơn so với kết quả hoạt động của các cá nhân riêng lẻ cộng lại, nhưng lại kém các thành viên tốt nhất của nhóm khi hành động đơn lẻ.
- Chuẩn mực nhóm là các tiêu chuẩn hành vi trong khuôn khổ một nhóm mà các thành viên phải tuân thủ.
- Nhóm có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi cá nhân
- Chuẩn mực nhóm chi phối và tác động mạnh đến kết quả làm việc cá nhân
- Lợi ích kinh tế là nhân tố quyết định kết quả làm việc của nhân viên, nhưng không mạnh mẽ bằng các chuẩn mực, những tình cảm và tính bảo đảm trong nhóm.
Căn cứ vào số lượng thành viên tham gia
Căn cứ vào tính chất liên kết
+Nhóm nhỏ
+Nhóm sơ cấp (nhóm cấp I)
+Nhóm lớn
+ thứ cấp (nhóm cấp II)
Căn cứ vào hình thức biểu hiện mối liên hệ giữa các thành viên trong nhóm
Căn cứ vào cách thức gia nhập của thành viên
+Nhóm chính thức
+Nhóm có tổ chức
+Nhóm phụ thuộc
+Nhóm tự nguyện
+Nhóm áp đặt
+Nhóm tự phát
+Nhóm không chính thức
Khi tham gia vào nhóm, các thành viên phải trải qua các giai đoạn của quá trình hình thành và phát triển nhóm
các cá nhân tìm hiểu, thăm dò nhau, nhận thức và định hướng. Ở giai đoạn này người trưởng nhóm cần cụ thể hóa các nhiệm vụ giao cho các thành viên.
là giai đoạn các thành viên cạnh tranh, xác định vị trí của mình trong nhóm, xung đột có thể xảy ra. Lãnh đạo nhóm cần kỹ năng giải quyết mâu thuẫn trong nhóm.
Được thể hiện ở chỗ các thành viên chấp nhận sự khác biệt của nhau, môi trường làm việc thay đổi theo hướng hợp tác. Các cá nhân chấp nhận chia sẻ. Nhóm sẵn sàng làm việc cùng nhau, thiết lập các quy trình chung và tình cảm quyến luyến đối với nhóm phát triển
các nhiệm vụ chính được tập trung tiến hành theo hướng mục đích đặt ra. Nhóm tập trung vào kết quả thực hiện công việc. Các thành viên chia sẻ lãnh đạo và trách nhiệm. Các thành viên tin tưởng và muốn thể hiện.
là khi mục tiêu của nhóm đã đạt, các thành viên ít có lý do để duy trì nhóm, vì vậy họ sẽ tách ra và rời đi. Trong nhiều trường hợp, các thành viên định hướng thành lập nhóm mới.
Phân tích các giai đoạn hình thành và phát triển nhóm cho phép chúng ta thấy được sự thay đổi của nhóm diễn ra như thế nào. Tuy nhiên, nghiên cứu về nhóm đặt ra câu hỏi quan trọng là nhóm đã tác động lên cá nhân bằng cách nào? Theo Forsyth (1983), Paulus (1989) và nhiều người khác, có bốn khía cạnh tác động quan trọng của nhóm có ảnh hưởng tới cá nhân, đó là chuẩn mực nhóm, vai trò, địa vị cá nhân và vấn đề sự cố kết trong nhóm.
-Mỗi cá nhân đóng các vai trò khác nhau trong nhóm.
- Mỗi thành viên trong nhóm đều có một vai trò nhất định, nhưng không phải tất cả các vai trò này đều được coi trọng như nhau. Điều này có nghĩa là mỗi vai trò trong nhóm đều có những ảnh hưởng và giá trị nhất định.
- Vị thế được xem như là giá trị của vị trí mà người đó thực hiện trong hoạt động của nhóm.
+ Địa vị gắn liền với trách nhiệm và quyền lợi của cá nhân đối với nhóm. Đó là uy tín được thừa nhận của cá nhân.
+ Một địa vị cao rõ ràng được nhiều người trong nhóm trông đợi hơn. Cá nhân càng ở địa vị cao thì càng có nhiều giao tiếp, càng có nhiều thông tin hơn, và đặc quyền của họ nhiều hơn so với các thành viên cấp dưới. Tuy nhiên nghiên cứu của J. Thibaut chỉ ra rằng thông tin của người có địa vị cao thu được thường không chính xác, thường không đúng sự thật, vì nó bị đi qua nhiều cấp.
Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong việc duy trì và phát triển nhóm đó là sự cố kết của các thành viên trong nhóm.
- Về phía cá nhân, hiểu về vị trí và trách nhiệm, hiểu về mục đích và tính khẩn cấp của công việc. Cá nhân mong muốn đạt được mục tiêu đề ra và sẵn sàng đóng góp kiến thức chuyên môn. Có sự cam kết cá nhân, hợp tác, hỗ trợ và tôn trọng lẫn nhau.
- Về phía lãnh đạo nhóm, đó là người được tôn trọng và giao tiếp có hiệu quả. Lãnh đạo giải quyết những bất đồng mang tính xây dựng và có khả năng xây dựng sự tôn trọng và danh tiếng của nhóm. Có kiến thức và kỹ năng để thực hiện mục tiêu và có khiếu hài hước.
- Về phía tổ chức, nhóm hoạt động căn cứ vào các quy tắc chuẩn mực kèm theo khen thưởng và trừng phạt. Các mục tiêu và phương hướng hoạt động nhóm phải rõ ràng.
Tính lười nhác khá phổ biến trong mọi trường hợp, nó có cả ở hai giới tính, có trong mọi nền văn hóa khác nhau và có trong mọi loại hình công việc, từ lao động trí óc đến lao động chân tay. Một số nghiên cứu đã được thực hiện nhằm hạn chế tính lười nhác.
Nhóm xã hội đã chi phối toàn diện đến các cá nhân trong đời sống xã hội hàng ngày. Nó đóng vai trò không thể thiếu cho hoạt động các cá nhân
- Nhóm là nơi thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của các thành viên.
- Nhóm là nơi các cá nhân trao đổi tình cảm cho nhau
- Nhóm xã hội là nơi các cá nhân trao đổi các kinh nghiệm xã hội, các tri thức khoa học và năng lực lao động.
Gia đình là một tế bào của xã hội, là một nhóm xã hội cơ sở kiến tạo nên xã hội rộng lớn. Do đó, sự trường tồn của quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình. Gia đình phải là điểm xuất phát và trở về của mọi chính sách xã hội.
Gia đình là những hình thức phản ánh đặc thù của trình độ sản xuất của trình độ phát triển kinh tế
-Gia đình là một thiết chế cơ sở, đặc thù của xã hội là cầu nối giữa cá nhân và xã hội
-Gia đình là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hoà trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên mỗi công dân của xã hội
=>Cá nhân con người (thành viên của xã hội) chịu sự ảnh hưởng rất sâu sắc của gia đình từ tư tưởng, đạo đức, lối sống và phong cách làm việc bởi vì cha ông ta đã có câu: "Nòi nào giống ấy, giỏ nhà ai qua nhà nấy".
=>Muốn xây dựng xã hội phải chú ý xây dựng gia đình, xây dựng gia đình là trách nhiệm, là một bộ phận cấu thành trong chỉnh thể các mục tiêu phấn đấu của xã hội vì sự ổn định và phát triển của chính xã hội.
Ngày nay, lĩnh vực Gia đình và văn hóa gia đình vẫn còn đứng trước nhiều thách thức :
- Sự giao lưu mở cửa hội nhập đã đem đến cho gia đình Việt Nam nhiều cơ hội,Song, bên cạnh những mặt tích cực đó, mặt trái của cơ chế thị trường cũng nảy sinh nhiều vấn đề tác động đến đời sống gia đình, ở một góc độ nào đó đã phá vỡ nề nếp gia phong đạo đức của gia đình truyền thống Việt Nam.
- Tình trạng ly hôn, ly thân, sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn, quan hệ tình dục trước hôn nhân và việc nạo phá thai trong giới trẻ gia tăng, để lại những hậu quả nặng nề về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội
- Các giá trị văn hóa gia đình truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam đang có biểu hiện xuống cấp, mai một
- Nhiều tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè, mại dâm, HIV/AIDS đã và đang xâm nhập vào các gia đình
- Mâu thuẫn xung đột giữa các thế hệ về phép ứng xử, lối sống và vấn đề chăm sóc người cao tuổi đang đặt ra những thách thức mới
- Tình trạng bạo lực trong gia đình có chiều hướng ngày càng gia tăng mạnh mẽ đến mức báo động.
Để tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, xây dựng gia đình Việt Nam với các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; khẳng định các giá trị văn hóa gia đình… các địa phương quan tâm tổ chức Ngày hội Gia đình tiêu biểu. Ngày hội nhằm tuyên truyền sâu rộng đến cộng đồng xã hội về vai trò và tầm quan trọng của gia đình trong sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh. Đồng thời, gắn với nội dung thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình .