Introducing
Your new presentation assistant.
Refine, enhance, and tailor your content, source relevant images, and edit visuals quicker than ever before.
Trending searches
04/10/2020
Đoàn Quốc Tỷ
Mai Thị Xuân Quỳnh
Trưởng nhóm
Thành viên
Lê Thị Huỳnh Hương
Nguyễn Thành Danh
Nguyễn Thị Hải Nhung
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Cà phê là một trong những ngành có đóng góp quan trọng nhất cho doanh thu của ngành nông nghiệp Việt Nam nói riêng và cho toàn bộ GDP quốc gia nói chung. Ngành công nghiệp cà phê đã tạo ra hơn nửa triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp, đồng thời là sinh kế chính của hàng ngàn hộ gia đình trong các khu vực sản xuất nông nghiệp. Giá trị xuất khẩu cà phê thường chiếm khoảng 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản và tỷ trọng cà phê luôn vượt trên 10% GDP nông nghiệp trong những năm gần đây.
Năm 2018, giá trị xuất khẩu cà phê đạt 3,54 tỷ USD, đạt mức giá trị cao nhất.
Năm 2012, Việt Nam chiếm 30% sản lượng giao dịch cà phê toàn cầu
Năm 1997, Việt Nam vượt Indonesia, bước chân vào top 3 nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới
Năm 2000, Việt Nam tiếp tục vượt Colombia, chắc chân ở vị trí số 2 về xuất khẩu cà phê và duy trì đến ngày nay
5 quốc gia nhập khẩu chính cà phê Việt Nam năm 2019
+
Việt Nam có lợi thế cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng cà phê phần lớn là do nước ta có điều kiện các yếu tố sản xuất mặt hàng cà phê vô cùng thuận lợi, trong đó các yếu tố sản xuất cơ bản giữ vai trò tiên quyết.
Tài nguyên
Vị trí địa lý
Nguồn nhân lực
Nguồn tài chính
Khoa học kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng
Lao động trình độ cao
Quy mô và mức độ tăng trưởng
Biểu đồ lượng cà phê tiêu thụ bình quân đầu người tại Việt Nam
Là một trong những nước dẫn đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê, lại là quốc gia có dân số đông thứ 15 thế giới nhưng lượng tiêu thụ cà phê trong nước của Việt Nam lại khá khiêm tốn so với các nước sản xuất cà phê khác.
Tuy nhiên sản lượng tiêu thụ cà phê rang xay của Việt Nam niên vụ 2017 - 2018 đã có bước tăng nhảy vọt lớn, ước khoảng 3,2 triệu bao, do sự phát triển nhanh chóng của các cửa hàng cà phê.
Thêm vào đó nhu cầu tiêu thụ cà phê tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh,... tăng 6 - 7% mỗi năm, đây là mức tăng nhanh.
Với tốc độ tăng trưởng này, mục tiêu tiêu thụ nội địa đạt 10-15% tổng sản lượng trong những năm tới của Vicofa là khả thi và cần thiết nhằm nâng cao vai trò của thị trường nội địa hướng tới phát triển bền vững ngành cà phê.
Thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam được chia làm hai phân khúc: cà phê rang xay và cà phê hoà tan.
Các nhãn hiệu cà phê trên thị trường Việt Nam cũng đang ngày càng đa dạng hơn, chủng loại sản phẩm được đa dạng hóa để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Bên cạnh các doanh nghiệp nổi tiếng trong nước như Trung Nguyên, Vinacafe, Nestlé, người tiêu dùng Việt Nam cũng bắt đầu làm quen với các chuỗi cửa hàng cà phê thương hiệu nước ngoài như Starbucks, Illy’s.
+
Bao gồm: chế biến và đóng gói bao bì, thu mua…. Các ngành này đóng vai trò quan trọng trong chuỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh cà phê.
Xu hướng phát triển của ngành này đang ngày một củng cố và hoàn thiện hơn:
• Sự xuất hiện nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia hoạt động thu mua cà phê đã góp phần nâng cao tính cạnh tranh trong ngành.
• Ni-lon dùng để sản xuất nhãn mác, bao bì, vỏ hộp cũng đã trở thành nguyên phụ liệu quan trọng mà Việt Nam có thể cung ứng được.
• Ngành cơ khí chế tạo trong nước đã có thể sản xuất được một số máy móc trong dây chuyền sản xuất cà phê như máy rang, sấy, mà trước đây, toàn bộ máy móc để sản xuất, chế biến cà phê đều phải nhập khẩu.
Bao gồm: Vận tải & Logistic, công nghệ sinh học….
Có thể nói ngành liên quan đến ngành xuất khẩu cà phê là rất nhiều, song chỉ nói ở đây những ngành tiêu biểu như:
Vận tải: Việt Nam là một nước giáp biển, giao thông rộng khắp và phong phú, việc phát triển ngành vận tải đã giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tiết kiệm được khá nhiều chi phí và vốn, tạo cơ hội để các doanh nghiệp cạnh tranh và giữ uy tín với đối tác.
Ví dụ: Các nhà vận tải đường thủy tại Việt Nam: Công ty CP Bưu chính Viettel, Transimex, Tân Cảng SG,...
Công nghệ sinh học: Dự án sản xuất giống cà phê, ca cao của Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã cung ứng hàng tấn hạt giống cà phê hàng năm cho các hộ nông dân. Đây là yếu tố tích cực góp phần hỗ trợ doanh nghiệp trong nước xây dựng vùng nguyên liệu cà phê.
&
Các doanh nghiệp đã và đang cải tiến các thiết bị và công nghệ chế biến tiên tiến (tiên phong là Thắng Lợi):
Đầu tư máy móc thiết bị để sản xuất cà phê hòa tan đáp ứng thị hiếu của người tiêu dung trong nước và thế giới (G7, Vinacafe,…)
Các công ty cà phê chú trọng đến việc tạo ra thị trường mới bằng sản phẩm mới, ví dụ:
Café Trung Nguyên:
Các doanh nghiệp cà phê đã chú trọng phát triển thương hiệu, đưa thương hiệu cà phê Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Nhưng vấn đề bảo vệ thương hiệu vẫn còn nhiều bất cập.
“Tấm gương” café Trung Nguyên.
Trung Nguyên được xem là đã “nổ phát súng” cho “phong trào” mất thương hiệu vì quên không đăng ký. Năm 2000, Trung Nguyên từng bị công ty Rice Field đăng kí bảo hộ thương hiệu café Trung Nguyên tại Mỹ và WIPO (Tổ chức bảo hộ Trí tuệ Thế giới).
Sau 2 năm thương thảo, Trung Nguyên mới lấy lại được thương hiệu này và Rice Field nhận làm đại lý phân phối Cafe Trung Nguyên tại Mỹ. Để dàn xếp ổn thỏa, Trung Nguyên đã phải rất vất vả và tiêu tốn hàng trăm nghìn USD để lấy lại tên miền này.
Với việc mở cửa thị trường, các doanh nghiệp nước ngoài với nguồn vốn tài chính hùng hậu đầu tư kinh doanh vào Việt Nam càng xuất hiện nhiều, sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp này là rất lớn đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải liên kết lại với nhau.
Theo xu thế ấy, 20 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê chủ lực là thành viên Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam VICOFA đã liên kết thành lập Câu lạc bộ các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam nhằm liên kết chặt chẽ hơn trong việc trao đổi kinh nghiệm, phối hợp thống nhất hành động bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp, người trồng cà phê. Những liên kết như thế này cần phát triển hơn nữa về số lượng và mức độ nhằm nâng cao thế cạnh tranh của cà phê Việt Nam.
Những phân tích dựa trên mô hình kim cương của M. Porter cho thấy cà phê Việt Nam đang trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới khi sản lượng cũng như chất lượng cà phê ngày càng được cải thiện, kim ngạch xuất khẩu tăng lên nhờ ưu thế về các yếu tố sản xuất, các ngành công nghiệp hỗ trợ, liên quan và chiến lược.
Tuy nhiên, cà phê Việt Nam vẫn chưa tận dụng được hết những ưu thế nội tại của mình để trở nên cạnh tranh cao hơn nữa trên thị trường quốc tế: cầu trong nước còn thấp trong khi Việt Nam là một nước đông dân; chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô hoặc mới qua sơ chế; một số các ngành hỗ trợ và liên quan phát triển còn chậm chạp và yếu kém.