Hiện nay, nền kinh tế nuớc ta đang buớc sang giai đoạn hội nhập. Chính vì vậy mà tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lại càng tăng cao.Muốn chiếm được ưu thế trên thị trường với đầy tính cạnh tranh như vậy, doanh nghiệp phải có những phương pháp phân tích kinh doanh thật hiệu quả để hỗ trợ việc ra kếtquả.
Thị trường luôn gắn liền với vị trí. Một số loại thị trường mặc dù không có yếu tố không gian trong tên gọi nhưng về bản chất chúng luôn gắn liền với yếu tố vị trí. Sức mạnh trực quan của bản đồ thường tiết lộ những xu hướng, những mô hình những cơ hội trong kinh doanh mà thường không nhận thấy từ các bảng biểu đơn thuần.Bản đồ góp phần mang lại cơ hội thành công cho các chiến lược marketing
2.Mục tiêu nghiên cứu
Ứng dụng công nghệ GIS để xác định xu hướng phát triển cũng như thị phần của thị trường kinh doanh. Hỗ trợ ra quyết định cho các nhà kinh doanh khi muốn phát triển cửa hàng ở vị trí mới, nhằm thu hút người tiêu dung một cách có hiệu quả nhất.
Chi tiết các mục tiêu:
Xây dựng cơ sở dữ liệu các cửa hàng trên địa bàn các quận. Phân tích kinh doanh hệ thống cửa hàng trên địa bàn quận.
Đặt ra phương pháp tối ưu cho bài toán giả định đầu tư.
Xây dựng công cụ quản lí, hỗ trợ ra quyết định cho các nhà kinh doanh cũng như người tiêu dùng
ĐỊNH NGHĨA
Theo Nguyễn Kim Lợi và ctv (2009), GIS là một hệ thống thông tin mà nó sử dụng dữ liệu đầu vào, các thao tác phân tích, cơ sở dữ liệu đầu ra liên quan về mặt địa lý không gian, nhằm trợ giúp việc thu nhận; lưu trữ; quản lý; xử lý; phân tích và hiển thị các thông tin không gian từ thế giới thực, để giải quyết các vấn đề tổng hợp thông tin cho các mục đích của con người đặt ra như hỗ trợ việc ra quyết định cho vấn đề quy hoạch; quản lý; sử dụng đất; tài nguyên thiên nhiên.
Các thành phần của GIS
Về thành phần của GIS thì tùy vào quy mô ứng dụng của GIS mà ta có số thành phần tương ứng là 3, 4, 5 hoặc 6. Nhưng thường thì ta xem GIS có 5 thành phần cơ bản: Phần cứng, Phần mềm, Cơ sở dữ liệu địa lý, Cơ sở tri thức chuyên gia (con người), Chính sách và quản lý.
Các chức năng của GIS
+Thu thập - lưu trữ dữ liệu: dữ liệu được sử dụng trong GIS đến từ nhiều nguồn khác nhau, có nhiều dạng và đƣợc lưu trữ theo nhiều cách khác nhau. GIS cung cấp công cụ để tích hợp dữ liệu thành một định dạng chung để so sánh và phân tích.
+Quản lý dữ liệu: sau khi dữ liệu đƣợc thu thập và tích hợp, GIS cung cấp chức năng lƣu trữ và duy trì dữ liệu. Hệ thống quản lý dữ liệu hiệu quả phải đảm bảo các điều kiện về an toàn dữ liệu, toàn vẹn dữ liệu, lưu trữ và trích xuất dữ liệu, thao tác dữ liệu.
+Phân tích không gian: đây là chức năng quan trọng nhất của GIS, cung cấp các chức năng nhƣ nội suy không gian, tạo vùng đệm và chồng lớp.
+Hiển thị kết quả: với nhiều thao tác trên dữ liệu địa lý, kết quả cuối cùng được hiển thị tốt nhất ở dạng bản đồ hoặc biểu đồ. GIS cung cấp nhiều công cụ mới và thú vị để mở rộng tính nghệ thuật và khoa học của ngành bản đồ.
GIS sử dụng trong Marketing và Kinh Doanh
Tổ chức thương mại phải quản lý hệ thống thông tin về bán hàng, khách hàng, hàng hóa tồn kho, nhân khẩu, danh sách thư từ và rất nhiều thông tin khác. Ước tính khoảng 80% dữ liệu trong số đó có liên quan đến địa điểm, có thể thông qua địa chỉ, điện thoại, fax,…Dù doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề nào thì thành công nghĩa là công ty đưa ra những quyết định khôn ngoan sớm hơn đối thủ cạnh tranh của mình. Có thể nắm bắt được thông tin trên thị trường sớm nhất, đi đến hành động kịp thời chính là chiếc chìa khóa dành cho doanh nghiệp. Sức mạnh trực quan của bản đồ thường tiết lộ những xu hướng, những mô hình và những cơ hội trong kinh doanh mà thường không nhận thấy từ các bảng biểu đơn thuần. Bản đồ góp phần mang lại cơ hội thành công cho các chiến lược marketing. Như vậy GIS có vai trò như thế nào trong hoạt động nghiên cứu và phân tích thị trường?
GIS tham gia vào hầu hết các giai đoạn của quá trình quản trị marketing từ việc phân tích thông tin, dự báo nhu cầu, phân khúc thị trường và định vị thị trường mục tiêu đến xây dựng các chiến lược marketing lúc sản phẩm và dịch vụ công ty đi vào thị trường. GIS giúp nhà quản trị ra quyết định đúng đắn và hạn chế các rủi ro và kiểm soát hiệu quả trong quá trình thực hiện quyết định của mình
Tất cả mọi nỗ lực marketing đều nhắm tới mục tiêu là người tiêu dùng. Bởi vậy, điều rất quan trọng là nhà quản trị marketing phải hiểu các đặc điểm và động thái của người mua. Đặc biệt nhà quản trị phải trả lời các câu hỏi như Who, What, When, Where, Why, How. Để có thể biết kỹ lưỡng hơn về người tiêu dùng, nhà quản trị tiếp thị phải tiến hành một số hình thức, công cụ hỗ trợ nghiên cứu và GIS đặc biệt hữu dụng để tích hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau hỗ trợ trả lời được tất các các câu hỏi trên.
Thị trường bao gồm rất nhiều loại người tiêu dùng, nhiều loại hàng hóa và nhiều nhu cầu. Các nhóm người tiêu dùng có thể hình thành theo các đặc điểm địa lý (khu vực, thành phố), đặc điểm nhân khẩu (giới tính, tuổi tác, thu nhập, trình độ học vấn), đặc điểm xã hội (tầng lớp xã hội, lối sống), và đặc điểm hành vi (lý do mua, lợi ích tìm kiếm, cường độ tiêu dùng). Cùng với GIS, là sự kết hợp giữa yếu tố về địa lý (không gian) và các tham biến được dùng để phân khúc thị trường như nhân khẩu học, tâm lý, hành vi của người tiêu dùng để tạo ra hệ thống các bản đồ phân loại thị trường. Điều này làm tăng sự hiểu biết nhiều hơn của các nhà quản lý tiếp thị về khách hàng của mình và nhanh chóng định vị được thị trường mục tiêu để xây dựng chương trình quảng cáo, tiếp thị thích hợp đến thị trường mục tiêu, đồng thời cung cấp sản phẩm thích hợp tại vị trí thích hợp.
Kết hợp với số liệu bán hàng, số liệu điều tra nghiên cứu thị trường, chúng ta có thể tạo ra những bản đồ phân khúc thị trường dựa vào các chỉ tiêu thống kê như tổng doanh thu, doanh thu trung bình, lợi nhuận, loại hình kinh doanh,… theo từng vùng bán hàng, theo từng điểm đại lý bán hàng.
THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH
Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thỏa mãn nhu cầu tốt hơn và hiệu quả hơn người đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển. Việc hiểu rõ đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp định vị được vị trí của mình trên thương trường và đưa ra các chiến lược marketing hợp lý nhằm nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Để tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh, thông thường doanh nghiệp có thể thông qua một bộ phận nghiên cứu thị trường của công ty, thông qua các kênh phân phối của công ty, phản ứng từ người dùng hoặc thông qua một công ty nghiên cứu thị trường độc lập. Thông tin thu thập được có thể là quy mô, thị phần kiểm soát, tiềm lực tài chính, kỹ thuật công nghệ, lợi thế cạnh tranh, uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp,…
Geo-Marketing hay gọi theo cách khác: Tiếp thị theo phương pháp địa lý là giải pháp ứng dụng công nghệ GIS vào lĩnh vực marketing đã được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó người ta sử dụng các thông tin về vị trí địa lý xây dựng hệ thống marketing chiến lược. Điểm đặc biệt của Geo-Marketing là phân tích các vùng miền địa lý để đưa ra các giải pháp tiếp thị phù hợp với đặc điểm văn hóa xã hội của từng vùng kinh doanh.
Thông qua GIS, các bộ phận Kinh doanh, Tiếp thị, Dịch vụ và các bộ phận khác có thể thảo luận và chia sẽ các tập dữ liệu và các yếu tố đánh giá cho một vị trí tiềm năng mới như: khu vực đó có các đặc điểm giống với các khu vực thành công khác không? Khu vực mới có ảnh hưởng đến doanh thu tại các khu vực khác không?
ArcGIS là dòng sản phẩm hỗ trợ trong hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Mang lại các công cụ chuyên dụng để sử dụng trong ngành tiếp thị để cung cấp cho doanh nghiệp các quyết định thông minh liên quan đến tăng trưởng, mở rộng và cạnh tranh như:
1.Biết nơi khách hàng hoặc người mua tiềm năng
2.Xác định các lĩnh vực ảnh hưởng kinh doanh
3.Tiến hành phân tích thâm nhập thị trường
4.Tạo ra các vùng tiềm năng cho doanh nghiệp mới
5.Tạo phân tích các tuyến đường lái xe trên mạng lưới đường bộ
6.Tích hợp dữ liệu địa lý có sẵn trên Internet
Ưu điểm GIS
+Giải quyết công việc nhanh tiện lợi
+Mang tính thương mại
+Bảo mật tốt đám bảo tính an toàn
+Dễ sử dụng
+Tiết kiệm nhiều thời gian công sức của cải
Nhược điểm
+Dữ liệu GIS ở nhiều nơi còn phân,thiếu đồng bộ khiến việc thu thập, tổng hợp, cập nhật gặp khó; công nghệ và nhân lực còn hạn chế dẫn đến một số ngành vẫn gặp trở ngại khi ứng dụng trên hệ thống
+Ứng dụng công nghệ GIS là công cụ mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên để ứng dụng thực sự có hiệu quả là bài toán khó, cần thời gian và nguồn lực
+Dữ liệu GIS đưa ra là dữ liệu chuẩn nên phải có trình độ kĩ thuật tốt tiên tiến hiện đại
Để sử dụng GIS hiệu quả, cần:
Lựa chọn công nghệ phần mềm GIS phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp để đảm bảo tiêu chí chi phí đầu tư thấp
Cần được thực hiện theo một lộ trình cụ thể, với định hướng rõ ràng từ doanh nghiệp
Vấn đề chính trong phát triển ứng dụng GIS là bản đồ, do vậy, cần lựa chọn bản đồ đảm bảo tiêu chuẩn, và phù hợp. Cần xây dựng bộ quy chuẩn mã hóa và thống nhất phương thức hiển thị trên bản đồ GIS.
Đặc biệt, việc phát triển các ứng dụng GIS phải gắn liền với nâng cao hiệu quả SXKD, đảm bảo tính bảo mật, an toàn.