Introducing 

Prezi AI.

Your new presentation assistant.

Refine, enhance, and tailor your content, source relevant images, and edit visuals quicker than ever before.

Loading…
Transcript

Thuyết minh sáng tạo

Phạm Minh Tùng

Đu Album

Nguyễn Dữ và Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Nguyễn Dữ

Nguyễn Dư

Tiểu sử

Tiểu sử

-Nguyễn Dữ là người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân nay là xã Phạm Kha, huyện Thanh 9 Miện, Hải Dương. Ông là con trai cả Tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu Chưa rõ Nguyễn Dữ sinh và mất năm nào.

-Lúc nhỏ Nguyễn Dữ chăm học, đọc rộng, nhớ nhiều, từng ôm ấp lý tưởng lấy văn chương nối nghiệp nhà. Sau khi đậu Hương tiến (tức Cử nhân), ông làm quan với nhà Mạc, rồi về với nhà Lê làm Tri huyện Thanh Tuyền (nay là Bình Xuyên, Vĩnh Phú); nhưng mới được một năm, vì bất mãn với thời cuộc, lấy cớ nuôi mẹ, xin về ở núi rừng Thanh Hóa, rồi mất tại Thanh Hóa.

Sự nghiệp sáng tác

Sự nghiệp sáng tác

-Sáng tác duy nhất của ông là quyển “Truyền kỳ mạn lục” (Ghi chép tản mạn những truyện kì lạ được lưu truyền). Theo lời Tựa của Hà Thiện Hán viết năm 1547 thì ông viết ra tập lục này để ngụ ý trong thời gian ẩn cư ở rừng núi xứ Thanh.

-Sách gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán, theo thể loại tản văn, xen lẫn biền văn và thơ ca, cuối mỗi truyện (trừ truyện 19 Kim hoa thi thoại ký) đều có lời bình của tác giả hoặc của một người có cùng quan điểm của tác giả. Tác phẩm ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI

=>Qua “Truyền kỳ mạn lục”, có thể biết phần nào về tác giả. Bởi trong 20 truyện, truyện nào cũng thể hiện một quan điểm chính trị, một thái độ nhân sinh, một ý tưởng đạo đức của Nguyễn Dữ. Đó là những mong muốn của ông về một xã hội mọi người được sống yên bình trong nền đức trị, trong sự công bằng, trong tình cảm yêu thương nhân ái giữa con người với con người

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Giới Thiệu

-Đoạn trích là 1 trong 20 câu truyện trong “Truyền kỳ mạn lục”

-Gồm 3 phần

+Phần 1: giới thiệu hành động nhân vật Ngô Tử Văn và hành động dũng cảm đốt đền của anh

+Phần 2: hành động kiên quyết đấu tranh, vạch mặt gian tà của Ngô Tử Văn đã chiến thắng cái ác

+Phần 3:Ngô Tử Văn được nhận chức phán xự đền tản viên

Tóm Tắt

Tóm tắt:

Ngô Tử Văn vốn là một kẻ sĩ khảng khái, chính trực. Trong làng nơi chàng ở có một ngôi đền vốn rất thiêng. Nhưng từ khi có một tên tướng giặc nhà Minh tử trận ở gần đền, hồn của hắn bắt đầu làm yêu làm quái trong dân gian. Tức giận, Tử Văn châm lửa đốt đền để trừ hại cho dân.

Sau khi đốt đền, Tử Văn bắt đầu lên cơn sốt. Trong khi sốt mê man, chàng thấy tên hung thần đến đòi làm trả lại ngôi đền và đe dọa sẽ bắt Tử Văn xuống âm phủ để cho Diêm Vương trị tội.

Nhưng đến chiều tối, Thổ thần đến bày tỏ thái độ cảm phục trước hành động dũng cảm của Tử Văn. Chàng được Thổ thần mách bảo về tung tích và tội ác của tên hung thần, đồng thời chỉ dẫn cách đối phó.

Đến đêm, khi bệnh nặng thêm, Tử Văn thấy hai tên quỷ sứ đến bắt chàng xuống âm phủ. Trước mặt Diêm Vương, Tử Văn đã tố cáo tội ác của tên hung thần với đầy đủ chứng cứ. Cuối cùng, công lý được khôi phục, Diêm Vương trừng trị tên hung thần (đem nhốt vào ngục Cửu U), cho Thổ thần được phục chức, sai lính đưa Tử Văn về trần gian (nghĩa là Tử Văn được sống lại)

Một tháng sau, Tử Văn thấy Thổ thần đến cảm ơn. Để đền ơn nghĩa, Thổ thần đã tiến cử Tử Văn giữ chức phán sự đền Tản Viên

Nhân vật Ngô Tử Văn

Nhân Vật Ngô Tử Văn

-Quê quán: huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang

-Tính tình, phẩm chất: yêu chính nghĩa, dũng cảm kiên cường, giàu tinh thần dân tộc

=> Chiến thắng của Ngô Tử Văn là sự khẳng định chân lí sẽ thắng tà ác và thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, quyết tâm đến cùng để bảo vệ chính nghĩa

=> Lời bình ở cuối truyện đề cao bản lĩnh của 1 kẻ sĩ nước Việt

Ý Nghĩa và Nghệ Thuật

Ý nghĩa

-Vạch trần bản chất xảo quyệt, hung ác của hồn ma tướng giặc họ Thôi

-Phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời và nhắn nhủ hãy đấu tranh đến cùng chống lại cái ác

Nghệ thuật

-Xây dựng cốt truyện kịch tính, kết cấu chặt chẽ

-Nhiều chi tiết hấp dẫn, gây sự chú ý

-Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo nhưng vẫn mang nét hiện thực

Learn more about creating dynamic, engaging presentations with Prezi