Loading…
Transcript

Cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên

Học phần: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 1

Nhóm 3

Giới thiệu nhóm

NHIỆM VỤ

Phân công nhiệm vụ, tổng hợp bài thuyết trình.

Thuyết trình, tìm hiểu thông tin.

Thuyết trình, tìm hiểu thông tin.

Thuyết trình, tìm kiếm thông tin.

Tìm hiểu thông tin.

Thiết kế slide và trò chơi.

STT

1

2

3

4

5

6

HỌ VÀ TÊN

Lê Phương Anh

Nguyễn Minh Anh

Nguyễn Sỹ Tùng

Nguyễn T. Thùy Dung

Trần Thành Công

Nguyễn Vân Anh

Khái niệm

Khái niệm

Phạm trù tất nhiên (tất yếu)

  • Chỉ cái do những nguyên nhân cơ bản, bên trong của kết cấu vật chất quyết định.

Tất nhiên

  • Trong những điều kiện nhất định nó phải xảy ra như thế, không thể khác.

Ví dụ về tất nhiên

Xã hội có sự phân chia giai cấp đối kháng nhất định sẽ có đấu tranh giai cấp.

Ví dụ

Ví dụ về tất nhiên

Cây lúa có giống tốt, mạ khỏe, nước đủ, phân nhiều, được chăm sóc cẩn thận, chu đáo thì cho năng suất cao là điều tất nhiên.

Ví dụ

Phạm trù ngẫu nhiên

  • Chỉ cái do các nguyên nhân bên ngoài, do sự ngẫu hợp của nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định,

Ngẫu nhiên

  • Nó có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này hoặc như thế khác.

Ví dụ về ngẫu nhiên

Nhà tư bản nhất thiết phải bóc lột (đó là điều tất nhiên). Cái ngẫu nhiên ở đây là: nhà tư bản có thể bóc lột công nhân sản xuất vải sợi, có thể công nhân sản xuất ra bóng đèn… thì đó lại là ngẫu nhiên.

Ví dụ

Ví dụ về ngẫu nhiên

Những yếu tố làm cho năng suất lúa tăng cao hoặc sâu rầy, bão tố, hạn hán khiến năng suất giảm là ngẫu nhiên.

Ví dụ

1. Đều có nguyên nhân

2. Đều có quy luật

Phân biệt

Nguyên nhân

  • Đều có nguyên nhân:

- Tất nhiên gắn liền với nguyên nhân cơ bản, nội tại của sự vật.

- Ngẫu nhiên là kết quả tác động của nguyên nhân bên ngoài

Quy

luật

  • Đều có quy luật:

- Tất nhiên tuân theo quy luật động lực: nếu biết trạng thái ban đầu của hệ thống nào đó, ta có thể tiên đoán chính xác trạng thái tương lai của nó.

- Ngẫu nhiên tuân theo quy luật thống kê: nếu biết trạng thái ban đầu của một hệ thống nào đó, ta không thể tiên đoán chính xác trạng thái của nó trong tương lai mà chỉ có thể tiên đoán với một xác suất nhất định.

Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên

Mối quan hệ biện chứng

Tính khách quan

Tính khách quan

Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người và đều có vị trí nhất định đối với sự phát triển của sự vật.

Ở đâu mà cái ngẫu nhiên hình như tác động ngoài mặt thì ở đấy, bao giờ tính ngẫu nhiên cũng phải phục tùng những quy luật nội tại ẩn giấu. Toàn bộ vấn đề chỉ là phát hiện những quy luật đó.

Ăng-ghen

Tính phi thuần túy

Tính phi thuần túy

- Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại

- Không tồn tại biệt lập dưới dạng thuần túy cũng như không có cái ngẫu nhiên thuần túy

- Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau: cái tất nhiên bao giờ cũng thể hiện sự tồn tại của mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên; cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời là cái bổ sung cho cái tất nhiên

"Sự xuất hiện các nhân vật xuất sắc trong lịch sử là tất nhiên do nhu cầu xã hội phải giải quyết những nhiệm vụ chín muồi của lịch sử tạo nên. Nhưng nhân vật đó là ai lại không phải là cái tất nhiên, vì cái đó không phụ thuộc trực tiếp vào tiến trình chung của lịch sử. Nếu gạt bỏ nhân vật này thì nhân vật khác sẽ xuất hiện, thay thế. Người thay thế này có thể tốt hơn hoặc xấu hơn, nhưng cuối cùng nhất định nó phải xuất hiện." - Ăng-ghen

Tính phi thuần túy

  • Cái tất nhiên là khuynh hướng chung của sự phát triển và khuynh hướng đó không tồn tại thuần túy, biệt lập mà được thể hiện dưới hình thức cái ngẫu nhiên.
  • Cái ngẫu nhiên cũng không tồn tại thuần túy mà luôn là hình thức thể hiện của cái tất nhiên. Trong cái ngẫu nhiên ẩn giấu cái tất nhiên.

“Cái mà người ta quả quyết là tất yếu thì lại hoàn toàn do những cái ngẫu nhiên thuần túy cấu thành, và được gọi là ngẫu nhiên lại là hình thức trong đó ẩn nấp cái tất yếu.” - Ăng-ghen

Chuyển hóa lẫn nhau

Chuyển hóa lẫn nhau

Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau. Tất nhiên và ngẫu nhiên không nằm yên ở trạng thái cũ mà thay đổi cùng với sự thay đổi của sự vật và trong những điều kiện nhất định tất nhiên có thể chuyển hóa thành ngẫu nhiên và ngược lại.

Ví dụ

Việc trao đổi vật này lấy vật khác trong xã hội công xã nguyên thủy lúc đầu chỉ là việc ngẫu nhiên. Về sau, nhờ nhiều yếu tố, sản phẩm trở nên thường xuyên hơn và biến thành một hiện tượng tất nhiên của xã hội.

Lưu ý

Lưu ý

  • Cái tất nhiên là cái chung, song không phải mọi cái chung đều là cái tất nhiên.
  • Chỉ cái chung nào gắn với bản chất của sự vật, mới là hình thức thể hiện của cái tất nhiên.

Ý nghĩa phương pháp luận:

Kết luận

  • Trong thực tiễn phải căn cứ vào tất nhiên để đề ra phương hướng hoạt động chứ không phải dựa vào ngẫu nhiên và dừng lại ở ngẫu nhiên.

  • Phải xem xét sự chuyển hóa giữa tất nhiên và ngẫu nhiên để không rơi vào tình trạng chủ quan nóng vội, duy ý chí.

  • Nhiệm vụ của khoa học là phải vạch ra cái tất nhiên ẩn dấu đằng sau cái ngẫu nhiên, đồng thời giúp con người ngăn ngừa sự tác động của ngẫu nhiên không có lợi và sử dụng ngẫu nhiên có lợi.