Introducing 

Prezi AI.

Your new presentation assistant.

Refine, enhance, and tailor your content, source relevant images, and edit visuals quicker than ever before.

Loading…
Transcript

BỘ BA BẤT KHẢ THI

1.1. Định nghĩa

  • Bộ ba bất khả thi, còn gọi là bộ ba chính sách không thể đồng thời hoặc tam nan kinh tế (impossible trinity), chỉ một giả thuyết kinh tế cho rằng không thể thực hiện đồng thời ba chính sách gồm: chế độ tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tiền tệ độc lập để ổn định giá cả và tự do lưu chuyển vốn (hội nhập tài chính hoàn toàn) mà chỉ có thể thực hiện đồng thời hai trong ba chính sách này mà thôi.
  • Thuật ngữ này còn dùng để chỉ tình thế kinh tế dễ đổ vỡ khi mà một quốc gia cố tình thi hành ba chính sách trên cùng lúc.

  • Ví dụ : Giả sử một nước cố gắng thực hiện cả ba chính sách trên đồng thời. Khi kinh tế tăng trưởng nhanh, vốn nước ngoài sẽ chảy vào trong nước gây ra áp lực tăng giá nội tệ. Khi đó, ngân hàng trung ương muốn bảo vệ chế độ tỷ giá cố định thì phải thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Song điều này có thể làm tăng lượng cung tiền trong lưu thông dẫn đến tăng tốc lạm phát. Muốn lạm phát không tăng tốc, thì phải thực hiện chính sách thanh khoản đối ứng. Song như thế thì vốn nước ngoài càng chảy vào nhiều.
  • Ổn định tỷ giá và tự do hóa dòng vốn được kết hợp bằng cách chọn lựa chế độ tỷ giá cố định nhưng phải từ bỏ độc lập tiền tệ =>chính phủ đã mất đi công cụ điều chỉnh lãi suất trong nước độc lập với lãi suất nước ngoài.

  • Độc lập tiền tệ và tự do hóa dòng vốn được kết hợp bằng cách lựa chọn chế độ tỷ giá thả nổi nhưng phải từ bỏ ổn định tỷ giá =>chính phủ có thể tự do ấn định lãi suất nhưng tỷ giá phải vận hành theo những nguyên tắc thị trường.

  • Ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ được kết hợp bằng cách lựa chọn thị trường vốn đóng =>chính phủ phải thiết lập kiểm soát vốn nhưng khi có kiểm soát vốn, mối liên hệ giữa lãi suất và tỷ giá sẽ bị phá vỡ.

2.2. Căng thẳng về vấn đề lãi suất

  • Từ sau tết nguyên đán (tháng 2/2008), lãi suất trở thành vấn đề thời sự. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng liên tục nóng sốt và tăng cao chưa từng có trong lịch sử. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có lúc lên đến 40%/năm và phổ biến ở mức 15%-17%/năm. Lãi suất cho vay tiêu dùng là 24%/năm, cho vay mua nguyên vật liệu cũng lên đến 16,2%/năm. Sự khan hiếm VNĐ khiến cho nhiều ngân hàng tham gia vào cuộc đua huy động lãi suất, buộc Ngân hàng nhà nước phải đưa ra lãi suất trần 12%.

  • Nguyên nhân của hiện tượng này là do tác động của dòng vốn ngoại.
  • Thứ nhất, sự gia tăng của dòng vốn ngoại đã làm tăng nhu cầu chuyển đổi từ ngoại tệ sang nội tệ để đầu tư vào thị trường chứng khoán và bất động sản.
  • Thứ hai, việc thị trường chứng khoán trở thành một kênh đầu tư có mức sinh lợi cao trong năm 2006 đã khiến cho các ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay cầm cố chứng khoán. Khi chỉ thị 03 được ban hành nhằm kiếm chế hoạt động này, các ngân hàng đã lập tức lách luật bằng cách tăng dư nợ tín dụng để đạt được mục tiêu dư nợ cho vay cầm cố chứng khoán không vượt quá 3% tổng dư nợ. Sự gia tăng của hoạt động tín dụng đã khiến cho các ngân hàng nhanh chóng rơi vào tình trạng khan hiếm VNĐ. Và buộc phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao hoặc tăng lãi suất huy động.

✳✱*

2. Thực tiễn áp dụng bộ ba

bất khả thi

ở Việt Nam

2.3. Thị trường chứng khoán tuột dốc

  • Năm 2009, đã có thời điểm chỉ số VN-Index leo một mạch từ 200 điểm lên ngưỡng 600 điểm nhưng ngay sau đó lại bất ngờ tụt dốc trong những tháng cuối năm. Dù những tháng cuối năm, thị trường điều chỉnh giảm do tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ của chính chủ nhưng với một chu kì tăng điểm kéo dài trong 8 tháng trước đó thì năm 2009 vẫn được đánh giá là năm tăng trưởng ấn tượng của thị trường chứng khoán Việt Nam.
  • So với kênh đầu tư như vàng, USD, bất động sản hay tiết kiệm thì kên đầu tư chứng khoán vẫn hết sức hấp dẫn và được coi là mang lại lợi nhuận nhất trong năm 2009. Nếu tính từ đáy thấp nhất của VN-Index trong năm 2009 là 234,66 điểm trong phiên giao dịch ngày 24/2 và đỉnh cao nhất là 633,21 điểm ngày 23/12 thì chỉ số này đã tăng gần 2,7 lần.
  • Tương tự, HNX-Index tăng 2,8 lần trong năm nếu so với mức đáy 78,06 điểm và mức đỉnh là 218,38 điểm. Năm 2010 thị trường chứng khoán Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi sụp giảm so với năm 2009. Đóng cửa phiên giao dịch ngày cuối cùng của năm 2010, vào hôm thứ sáu (31/12), VN-Index tăng 3,26 điểm lên 484,66 điểm (0,68%), giảm 10,14 điểm so với năm 2009, tương đương giảm 2%. HNX-Index tăng 1,6 điểm lên 114,24 điểm (1,42%), giảm 32% so với mức đóng cửa năm 2009 là 168,17 điểm.

NHÓM 9

GV:Nguyễn Thị Bích Dung

Danh sách thành viên

1. Bùi Thùy Dung

2. Trần Phước Hạc

3. Mai Ngọc Tuyền

4. Dương Nguyễn Long Nhi

5. Đoàn Xuân Phú

6. Nguyễn Kỳ Quân

7. Nguyễn Hạnh Quyên

IMPOSSIBLE

TRNITY

3. Đánh giá bài học kinh nghiệm

  • Lựa chọn chính sách mục tiêu lạm phát phải trên cơ sở sau một thời kỳ kiềm chế lạm phát thành công => tạo ra niềm tin của công chúng vào khả năng của Ngân hàng Trung ương trong việc thực thi các mục tiêu mà mình đã đặt ra cũng như tạo tiền đề cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát về sau.

KẾT LUẬN

  • Chỉ số CPI và chỉ số lạm phát cơ bản – song song sử dụng. Nhược điểm lớn của chỉ số CPI là nó bao gồm cả những yếu tố khiến giá cả biến động trong ngắn hạn mà có thể nhanh chóng mất đi sau đó nên các Ngân hàng Trung ương đã sử dụng thêm chỉ số lạm phát cơ bản vì cho rằng chỉ số này mới thể hiện bản chất xu hướng biến động của giá cả và giúp Ngân hàng Trung ương có thể nhìn nhận về tình trạng lạm phát chính xác hơn.

Thứ nhất: Về bộ ba bất khả thi – không thể có chính sách tiền tệ độc lập trong điều kiện cố định hay coi như cố định tỷ giá hối đoái và tài khoản vốn được tự do. Hay nói cách khác, không thể giữ được ba góc của một chiếc khăn khỏi bung bên trong chiều gió lộng chỉ bằng hai hòn đá.

  • Chính sách mục tiêu lạm phát phải có tính linh hoạt cao vì các biến cố kinh tế, chính trị, xã hội biến đổi khôn lường dẫn đến những phản ứng khác nhau của nền kinh tế vào từng thời kỳ => Ngân hàng Trung ương cần những sự linh hoạt nhất định để họ có thể phản ứng lại các biến động này một cách hiệu quả.
  • Chính sách mục tiêu lạm phát phải có sự công khai minh bạch và gắn liền với trách nhiệm cao của Ngân hàng Trung ương. Khi các chủ thể khác trong nền kinh tế biết được Ngân hàng Trung ương đang làm gì thì những dự tính của họ về các nhân tố có liên quan đến lạm phát sẽ gần hơn với những gì mà Ngân hàng Trung ương mong muốn => giúp cho tỉ lệ lạm phát trong dài hạn sẽ rơi vào khung mục tiêu đã đề ra.

Thứ hai: Để tránh bộ ba bất khả thi, chính sách tiền tệ của Việt Nam nên đi theo hướng: chính sách lạm phát mục tiêu vì thực tế cho thấy, con đường này khá phù hợp và mang lại kết quả tốt. Tuy nhiên, cũng cần cẩn trọng và cân nhắc lựa chọn thời điểm cho phù hợp.

  • Chính sách mục tiêu lạm phát không được phép xung đột với các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Việc đặt ra các chính sách chồng chéo và xung đột lẫn nhau sẽ gây ra khó khăn cho các cơ quan chủ quản trong việc thực thi các chính sách này.

a) Chính sách tiền tệ độc lập

Chính sách tiền tệ độc lập là những chính sách mà nhà nước thực hiện nhằm mục đích điều tiết kinh tế, nhưng không quan tâm đến những chính sách tỉ giá tăng hay giảm hay các biến số vĩ mô khác.

Ưu điểm :

  • Giúp chính phủ chủ động sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để thực hiện chính sách phản chu kỳ kinh tế.
  • Giúp nền kinh tế tăng trưởng ổn định hơn.

Nhược điểm :

  • Cái cớ để chính phủ lạm dụng thực hiện các chiến lược tăng trưởng méo mó trong ngắn hạn.
  • Độc lập tiền tệ nhiều hơn dễ dẫn đến bất ổn định trong tăng trưởng và tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao.
  • Độc lập tiền tệ quá mức có khả năng làm cho chính phủ tiền tệ hóa chi tiêu chính phủ bằng cách phát hành tiền trang trải thâm hụt ngân sách.
  • Dự báo lạm phát => góp phần giúp Ngân hàng Trung ương có được cái nhìn tốt hơn và không bị bất ngờ trước những gì mà mình sẽ phải đối mặt và đưa ra những biện pháp ứng phó.

b) Tỷ giá hối đoái cố định

Tỷ giá hối đoái cố định là tỷ giá hối đoái mà được giữ cố định trong một thời gian dài với biên độ dao động nhỏ ở mức cho phép. Thông thường, đồng nội tệ sẽ được xác định tỷ giá hối đoái cố định với một đồng ngoại tệ mạnh (USA,GBP.JPY,UREO,CAD.....) hoặc với vàng và được giữ cố định trong một khoảng thời gian dài.

1. Lý thuyết bộ ba bất khả thi

Ưu điểm :

  • Ổn định tỷ giá, ổn định kinh tế vĩ mô.
  • Nhận thức rủi ro của nhà đầu tư giảm đi, niềm tin vào đồng nội tệ tăng lên => thúc đẩy hoạt động kinh doanh và đầu tư nước ngoài.
  • Tăng tính hợp tác trong thương mại giữa các quốc gia.
  • Tạo tính kỷ luật cho các chính sách kinh tế vĩ mô.

Nhược điểm :

  • Tạo ra sự chênh lệch giữa tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa.
  • Làm sai lệch các tính toán.
  • Tạo ra tỷ giá chợ đen.
  • NHTW phải có một lượng ngoại tế đủ lớn để duy trì tỷ giá và phải thường xuyên giám sát sự biến động của tỷ giá đặc biệt khi có các bất ổn kinh tế - chính trị trên thế giới

c) Tự do hóa dòng vốn

  • Tự do tham gia thị trường tài chính quốc tế.
  • Vốn hoàn toàn nhạy cảm với lãi suất.
  • Hội nhập tài chính hợp tác giữa các nền kinh tế, hay có thể nói là sự luận chuyển dòng vốn giữa các nền kinh tế.

Ưu điểm :

  • Quốc gia tăng trưởng tốt hơn và phân bổ nguồn lực tốt hơn.
  • Giúp nhà đầu tư đa dạng hóa đầu tư.
  • Tạo ra động lực khiến cho chính phủ tiến hành nhiều cải cách và quản trị tốt hơn để theo kịp những thay đổi của hội nhập.
  • Nền kinh tế quốc gia linh hoạt hơn, hội nhập sâu hơn.

Nhược điểm :

  • Dòng vốn gián tiếp chảy vào đa phần là ngắn hạn và mang tính đầu cơ.
  • Gây bất ổn kinh tế.
  • Nguyên nhân dẫn đến bất ổn kinh tế nhất là khi thiếu cơ chế giảm sát hữu hiệu.

- Ở các quốc gia khác nhau, bộ ba bất khả thi sẽ được thể hiện dưới dạng thức cụ thể khác nhau nhưng về bản chất là không thay đổi như sau:

  • Tỷ giá thể hiện ở: dự trữ ngoại tệ, cán cân thanh toán...
  • Tự do lưu chuyển vốn được thể hiện ở: tăng trưởng GDP, đầu tư nước ngoài, nhập siêu, tài khóa ngân sách công, nợ nước ngoài...
  • Chính sách tiền tệ độc lập thể hiện ở: lạm phát, lãi suất,...

Thank you for listening

1.3. Chứng minh bộ ba bất khả thi

1.2. Sự kết hợp của bộ ba bất khả thi

1.3.1. Dùng mô hình tam giác đều

1.3.2. Dùng đồ thị (R,Y)

  • BP: Tập hợp các tổ hợp giữa sản lượng và lãi suất mà tại đó có sự bằng cán cân thanh toán.
  • LM: Đường LM biểu diễn một tập hợp các điểm cân bằng trên thị trường tiền tệ.
  • r: Lãi suất
  • Y: Đường tổng cầu
  • IS: Đường IS biểu thị tập hợp các mức lãi suất và thu nhập cân bằng thị trường hàng hóa vĩ mô.

Learn more about creating dynamic, engaging presentations with Prezi