Introducing
Your new presentation assistant.
Refine, enhance, and tailor your content, source relevant images, and edit visuals quicker than ever before.
Trending searches
Bài thuyết trình nhóm 2:
Quy Luật Cung-Cầu
Nội Dung: Sự tác động qua lại giữa cung và cầu hình thành nên giá cả thị trường, đến lượt nó, giá cả thị trường tác động ngược lại dẫn dắt cung và cầu, mối quan hệ này được coi là quy luật cung cầu.
b)Số lượng cung
Số Lượng
Chất lượng các yếu tố sản xuất
- Số lượng cung là số lượng hàng hóa mà người bán sẵn sàng bán trong một thời kỳ nhất định.
*Cung :
a) Khái niệm:
- Cung về một loại hàng hóa là tổng số hàng hóa có ở thị trường. Cung phản ánh những số lượng hàng hóa được các chủ thể kinh tế cung ứng cho thị trường theo những mức giá tương ứng vào những thời điểm tương ứng.
- Cung thị trường là những lượng hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp có khả năng và sẵn sàng cung ứng ra thị thường với một mức giá nào đó tại một thời điểm hoặc trên một thị trường nhất định.
Như vậy cung do sản xuất quyết định, nhưng cung không phải lúc nào cũng đồng nhất với sản xuất.
Vd: những sp sx để tiêu thụ, hoặc không có khả năng đưa tới thị trường, thì không nằm trong cung.
- Sẵn sàng bán ở đây nghĩa là người bán sẽ sẵn sàng cung cấp số lượng cung nếu có đủ người mua hết số hàng đó. Điều này rất quan trọng để phân biệt giữa số lượng cung và số lượng thực sự bán.
- Cung ứng, trong kinh tế học, chỉ việc chào bán hàng hóa hay dịch vụ nào đó. Lượng của một mặt hàng được chào bán với một mức giá cả thị trường hiện hành, ở mức giá nhất định của các yếu tố sản xuất và trình độ kỹ thuật nhất định, với những quy chế nhất định của chính phủ, kì vọng về giá, thời tiết gọi là lượng cung ứng, hay lượng cung.
Tổng tất cả các lượng cung về một mặt hàng bởi tất cả những người bán trong một nền kinh tế gọi là cung thị trường. Tổng tất cả những lượng cung của các hàng hóa và dịch vụ bởi tất cả các nhà sản xuất trong một nền kinh tế gọi là tổng cung.
Giá cả hàng hóa
Chi phí sản xuất
c) Đường cung và hàm cung:
• Đường cung:
- Khái niệm: Là đồ thị mô tả mối quan hệ giữa lượng cung và giá cả hàng hóa trên thị trường.
- Mức độ nhạy cảm trong thay đổi của lượng cung khi giá cả thay đổi gọi là độ co dãn của cung theo giá cả. Đây chính là độ dốc của đường cung. Độ co giãn càng lớn thì độ dốc của đường cung càng nhỏ
- Quan hệ giữa lượng cung và giá cả có thể thể hiện thông qua đường cong cung ứng (hay đường cung). Đây là một đường dốc lên phía phải trong một hệ trục tọa độ với trục tung là các mức giá cả và trục hoành là các lượng cung cấp. Khi giá cả tăng lên, nhà sản xuất sẽ tăng lượng cung hàng hóa (sản lượng). Như hình vẽ cho thấy, sự thay đổi này diễn ra dọc theo đường cung. Kinh tế học gọi đó là sự dịch chuyển dọc theo đường cung.
• Hàm cung:
- Khái niệm: Hàm cung là một hàm số biểu diễn mối tương quan giữa lượng cung và các nhân tố kinh tế ảnh hưởng tới lượng cung.
- Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới cung là giá cả của hàng hóa đó. Thêm vào đó, giá của hàng hóa đầu vào như tiền lương, lãi suất cho vay, giá nguyên nhiên liệu,… cũng tạo nên sự thay đổi của lượng cung.
• Một hàm cung tổng quát về một loại hàng hóa có dạng như sau:
Qs = f (a, b, c, d,….)
Trong đó:
Qs là lượng cung
- Đường cung được xây dựng trên cơ sở giả định là chi phí bình quân sản xuất mặt hàng của xí nghiệp không thay đổi. Song, nếu chi phí bình quân thay đổi, cả đường cung sẽ dịch chuyển (lúc này lại giả định mức giá không thay đổi). Nếu chi phí bình quân giảm, đường cung sẽ dịch song song sang phải. Ta thấy lượng cung ở một mức giá cho trước sẽ tăng lên.
- Tuy nhiên, không phải lúc nào đường cong cung cấp cũng là một đường dốc lên. Đôi khi nó thẳng đứng (vuông góc với trục hoành). Đây là lúc lượng cung không có phản ứng với thay đổi trong mức giá (độ co giãn bằng 0). Nguyên nhân có thể là xí nghiệp không kịp điều chỉnh cơ sở sản xuất của mình để tăng sản lượng. Trong kinh tế học vĩ mô, đường tổng cung trong dài hạn là một đường thẳng đứng. Đường cung cũng có thể là một đường dốc xuống.
d) Các nhân tố quyết định chung
Giá là nhân tố chủ yếu quyết định cung. Các nhân tố ngoài giá có thể kể đến là:
- Số lượng người bán hoặc người sản xuất,
- Giá thành sản xuất (bao gồm thuế),
- Công nghệ (vì nó quyết định giá thành),
- Giá cả của các hàng hóa khác (quyết định các nguồn sinh lợi nhuận khác),
- Kì vọng (tuy ảnh hưởng không rõ ràng lắm)
Ql cc có vai trò rất to lớn:
-Là cơ sở để nhận thức vì sao giá cả trên thị trường và giá trị hàng hóa trong sản xuất lại không ăn khớp với nhau. Giá cả thị trường có thể bằng, lớn hoặc nhỏ hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất.
-Buộc người sản xuất, kinh doanh phải nắm vững các trường hớp vận động của cung – cầu để đưa ra quyết định mở rộng hay thu hẹp sán xuất, kinh doanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
-Là cơ sở để người tiêu dùng lựa chọn việc mua hàng hóa cho phù hợp với nhu cầu và có hiệu quả kinh tế tương ứng với các trường hợp quan hệ cung – cầu trên thị trường.
3,Ý nghĩa quy luật cung cầu
- Với nhà doanh nghiệp: việc nghiên cứu này giúp các nhà doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhanh chóng nhu cầu của thị trường để cung cấp hàng hóa, dịch vụ phụ hợp để vừa đủ tránh gây dư thừa hoặc thiếu hụt hàng hóa. Mặt khác, nó cũng giúp các nhà doanh nghiệp quyết định được giá cả phù hợp cho từng loại mặt hàng. Nếu đặt giá quá cao thì lượng người mua ít, đặc biệt đối với các doanh nghiệp độc quyền sẽ gây ra hiện tượng dư thừa.
- Với người tiêu dùng: việc nghiên cứu này giúp chúng ta có thể mua và chọn được những hàng hóa, dịch vụ tốt nhất, nhanh nhất, phù hợp nhất với một mức giá có thể mau được. Ngoài ra nó còn giúp ta phân loại được từng loại hàng hóa cần mua hoặc bán, tránh trùng lặp dư thừa. Và đối với những mặt hàng khan hiếm (CD hoặc hàng xách tay), người tiêu dùng phải cân nhắc việc đưa ra giá khá cao mới có thể mau được hàng, làm ảnh hưởng tới quyết định của người tiêu dùng trong việc lựa chọn hàng hóa.
- Với người quản lí kinh tế - xã hội: Như ta đã biết, nhà quản lí đóng hai vai trò: là nhà khoa học, họ xây dựng và thử nghiệm các lý thuyết để lí giải thế giới xung quanh mình; là nhà hoạch định, họ sử dụng lý thuyết của mình để làm thế giới tốt đẹp hơn. Vì vậy, việc nghiên cứu quy luật này giúp các nhà kinh tế phân tích, xem xét các loại chính sách khác nhau của chính phủ và xét tầm ảnh hưởng của thuế,.. Để có thể giúp thị trường cân bằng được cung - cầu. Phát triển kinh tế đất nước. Mặt khác nó giúp các nhà kinh tế định được giá cả hợp lí, nếu đặt giá quá cao sẽ gây ra sự dư thừa, còn nếu đặt giá quá thấp sẽ gây ra sự thiếu hụt. Mà cả 2 việc này đều làm lợi ích dòng giảm.
Vận Dụng
VD: Những ngày sau tết, thịt gà, thịt heo khan hiếm, giá cả lại cao nên người tiêu dùng chuyển sang mặt hàng tôm cá, đậu phụ có giá cả thấp hơn, phù hợp với nhu cầu có khả năng thanh toán của người mua.
- Cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán.
Như vậy cầu là nhu cầu nhưng không phải nhu cầu bất kỳ, mà là nhu cầu được đảm bảo bằng số lượng tiền tương ứng gọi là nhu cầu có khả năng thanh toán.
Quy mô của cầu phụ thuộc vào các nhân tố chủ yếu như: giá cả của chính hàng hóa đó, thu nhập của dân cư, sức mua của đồng tiền, sở thích hay thị hiếu của người tiêu dùng… có thể thể hiện mối quan hệ trên dưới dạng hàm số
QD = f (A, B, C, D, E…)
Trong đó cũng như cung, giá cả là yếu tố có ý nghĩa đặc biệt nghiệm trọng.
Lượng cầu một mặt hàng không chỉ chịu tác động từ giá cả của chính nó, mà còn từ giá cả của các mặt hàng khác. Giả định các yếu tố khác không thay đổi.
Giả định các yếu tố khác không thay đổi, khi người tiêu dùng thay đổi sở thích của mình đối với mặt hàng nào đó, thì lượng cầu của hàng hóa đó sẽ thay đổi theo.
Lượng cầu một mặt hàng sẽ giảm, khi giá cả của những mặt hàng thay thế cho nó hạ xuống. Ví dụ, lượng cầu về rượu có thể giảm, nếu giá bia hạ xuống.
Ví dụ, nếu người tiêu dùng trở nên không thích đồ uống có ga, và giả định các yếu tố khác trong đó có giá cả mặt hàng này không đổi, thì lượng cầu về đồ uống có ga sẽ giảm đi.
2. Mối quan hệ cung-cầu:
Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.
- Cung - cầu tác động lẫn nhau
Cung và cầu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cầu xác định cung và ngược lại, cung xác định cầu
+Cầu xác định khối lượng, cơ cấu của cung về hàng hóa:
+Cung tác động đến cầu, kích thích cầu
Cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường:
Cung - cầu không chỉ có mối quan hệ với nhau mà còn ảnh hưởng đến giá cả:
- Khi cung > cầu, người bán phải giảm giá, giá cả có thể thấp hơn giá trị hàng hóa
- Khi cung < cầu, người bán có thể tăng giá, giá cả có thể cao hơn giá trị hàng hóa
- Khi cung = cầu, người bán sẽ bán hàng hóa đúng giá trị, giá cả bằng giá trị.
Đồng thời, giá cả cũng có tác động tới cung và cầu. Nhìn chung, trong cơ chế thị trường khi không có sự nhất trí giữa cung và cầu, thì giá cả có tác động điều tiết đưa cung và cầu trở về xu hướng cân bằng nhau.
Ví dụ: khi cung lớn hơn cầu, giá cả sẽ giảm xuống, khi giá cả giảm thì cầu sẽ tăng lên, ngược lại, cung sẽ giảm dần, và nhu vậy cung và cầu lại trở về xu thế cân bằng. Đó cũng chính là cơ chế tự điều chỉnh của nền kinh tế hàng hóa.
Cám ơn thầy và các bạn đã theo dõi bài thuyết trình của nhóm em.