Introducing 

Prezi AI.

Your new presentation assistant.

Refine, enhance, and tailor your content, source relevant images, and edit visuals quicker than ever before.

Loading…
Transcript

3.2. Quy chế ra vào của tàu quân sự

a.Quyền đi qua không gây hại và quyền miễn trừ của tàu quân sự nước ngoài trong vùng lãnh hải

Đối với Việt Nam, quy chế pháp lý của tàu thuyền quân sự nước ngoài được ghi nhận cụ thể tại Nghị định 104/2012/NĐ-CP. Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam phải được phép của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và phải tôn trọng các quy định của pháp luật Việt Nam, trong đó bao gồm Nghị định này,trừ trường hợp có thỏa thuận khác (khoản 1, 2 điều 4). Khi tàu quân sự nước ngoài đến lãnh hải Việt Nam để vào cảng: Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo cờ quốc tịch, trừ trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa hai Chính phủ quốc gia.Tàu quân sự nước ngoài đến lãnh hải Việt Nam phải treo quốc kỳ nước CNXH Việt Nam ở vị trí ngang bằng với quốc kỳ của nước có tàu quân sự. (khoản 4, khoản 5 Điều 4).

b. Quy chế ra vào của tàu thuyền quân sự nước ngoài trong nội thủy

Tàu quân sự và tàu nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại muốn vào nội thủy quốc gia ven biển phải xin phép trước, trừ những trường hợp bất khả kháng như tàu gặp các sự cố nghiêm trọng về kỹ thuật không thể tiếp tục được hành trình hoặc các lý do về thiên tai (động đất, sóng thần, bão, lốc...), hoặc các lý do nhân đạo (như cứu người bị bệnh nan y, cứu tàu thuyền hoặc thủy đoàn của tàu khác gặp nạn trên biển..) thì chỉ cần thông báo trước khi vào nội thủy.Tàu quân sự nước ngoài ra vào phải xin phép Bộ Ngoại giao, và không được có mặt tại quốc gia ven biển quá 7 ngày, và không được quá 3 tàu của 3 quốc gia khác nhau cùng có mặt tại quốc gia ven biển.

Tàu quân sự khi vào nội thủy của quốc gia ven biển phải tuân thủ chế độ pháp lý chặt chẽ hơn so với tàu dân sự vì liên quan tới các vấn đề như an ninh, quốc phòng, chủ quyền quốc gia ven biển... Chính vì vậy, các quy định về thủ tục ra vào, hoạt động trong nội thủy đối với loại tàu này chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn các quy định đối với tàu dân sự.

c. Chế độ qua lại của tàu dân sự trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa

Trong vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có đặc quyền tiến hành xây dựng, cho phép và quy định việc xây dựng, khai thác và sử dụng: Các đảo nhân tạo; Các thiết bị và công trình dùng vào các mục đích được trù định ở Điều 56 hoặc các mục đích kinh tế khác….Tất cả các tàu thuyền phải tôn trọng các khu vực an toàn đó và tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến khu vực trên. Ngoài ra khi đi lại trong vùng đặc quyền về kinh tế của Việt Nam, tàu thuyền đánh cá nước ngoài phải thu cất lưới và các dụng cụ đánh bắt khác trong khoang, phải đưa về trạng thái bảo quản tất cả các loại máy thăm dò, phát hiện, dụ dẫn cá, phải đảm bảo an toàn và không làm tổn hại đến các công trình v.v....

c. Quy chế ra vào của tàu quân sự nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa

Vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa là một chế định mới được công nhận tại Công ước luật biển 1982 không thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển và do đó các quốc gia khác có nhiều quyền rộng rãi hơn so với trong lãnh hải. Trong lãnh hải, các quốc gia khác chỉ có quyền qua lại vô hại (bên cạnh quyền miễn trừ dành cho tàu chiến). Trong vùng đặc quyền kinh tế, các quốc gia khác có các quyền tự do về hàng hải, hàng không và lắp đặt cáp và ống ngầm. Ngoài ra Điều 58 quy định các Điều 88 đến 115 của Công ước cũng áp dụng cho các quốc gia khác trên vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, bao gồm các quy định về thẩm quyền đối với tàu thuyền của quốc gia mà tàu mang cờ, quyền miễn trừ đối với tàu chiến

2. Các trường hợp cụ thể

Tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của Việt Nam phải chịu sự giám sát và kiểm soát của các lực lượng Việt Nam có thẩm quyền nhằm bảo đảm sự tôn trọng và chấp hành các quy định về luật Biển của Việt Nam. Tàu thuyền hoạt động tại cảng phải chịu sự kiểm tra của cảng vụ hàng hải về việc chấp hành các quy định ra vào cảng và khu vực hàng hải của Việt Nam. Nhưng trên thực tế thì các quy định trên thực tế không được áp dụng một cách hiệu quả vẫn còn nhiều trường hợp tàu thuyền nước ngoài vi phạm Công ước Luật biển 1982 cũng như Luật biển Viêt Nam 2012.

Ví dụ: Vào năm 2014 Trung Quốc mang dàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam xâm phạm nghiêm trọng Công ước của LHQ năm 1982.

Ví dụ: Qua quá trình kiểm tra đoàn đã lập biên bản cảnh cáo 46 trường hợp, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 79 trường hợp, thu 114,7 triệu đồng nộp kho bạc. Đối với tàu cá Trung Quốc, chi cục lập biên bản vi phạm 12 trường hợp và yêu cầu không được phép đánh bắt ở phía Tây đường phân định.Tuy nhiên, các tàu xâm phạm đánh bắt hải sản bị bắt nói trên đều không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo thống kê trong những năm trở lại đây tai nạn tàu cá trên biển, tính đến tháng 12/2015 xảy ra 93 vụ, trong đó 34 hỏng máy thả trôi, 6 vụ đâm va, 19 vụ mắc cạn phá nước, 4 vụ bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, 1 vụ bị tàu khác khống chế,trong đó chủ yếu là các tai nạn xảy ra do đâm va, mắc cạn hay do điều khiển tàu. Thực tế, chưa có vụ gây ô nhiễm môi trường biển nào bị xét xử các tội phạm gây ô nhiễm môi trường biển Việt Nam từ tàu hay bị nhấn chìm. Đối với các hành vi vi phạm pháp luật mới phát hiện trong thực tế kiểm tra, kiểm soát trên biển chưa có văn bản pháp luật nào quy định chế tài hành chính. Ví dụ: Các hiện tượng sử dụng không đúng công dụng của tàu thuyền, các tàu thuyền nước ngoài vận tải hàng hóa vào Việt Nam xảy ra rất nhiều nhưng chưa có quy định cụ thể nào trong các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.

1. Số liệu

Nước Việt Nam có ba mặt giáp Biển Đông với bờ biển dài 3.260km, gần 3.000 đảo lớn, nhỏ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bởi vậy, an ninh biển đảo có tầm quan trọng đặc biệt đối với Việt Nam. Những năm gần đây, tình trạng tàu nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam diễn ra khá phức tạp, gây lo ngại cho các lực lượng chức năng và ngư dân.

Theo số liệu thống kê tại cuộc họp báo quý 2/2018 do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức ngày 3-7 vừa qua, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đã thông tin về kết quả 20 năm xây dựng và phát triển. Theo đó, kể từ khi thành lập đến nay, các đơn vị của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đã yêu cầu gần 7.500 tàu, 24 lượt giàn khoan, tàu khảo sát nước ngoài rời khỏi vùng biển Việt Nam. Lãnh đạo Bộ Quốc phòng cho biết, những năm vừa qua, ngoài cảnh sát biển, kiểm ngư, lực lượng hải quân đã phát hiện nhiều tàu cá nước ngoài xâm phạm chủ quyền biển đảo nước ta.

Trong 10 năm qua (2008-2018), chỉ riêng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng cùng sự phối hợp của ngư dân thành phố Đà Nẵng cũng đã tổ chức xua đuổi hàng ngàn lượt tàu nước ngoài có hoạt động khai thác hải sản trái phép, bắt và xử lý 120 tàu cá với gần 1.600 ngư dân nước ngoài vi phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam.

Theo Cục Kiểm ngư (Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ đầu năm 2018 đến nay, tàu cá nước ngoài, mà nhiều nhất là của Trung Quốc, tiếp tục tăng cường sự hiện diện và khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ta. Thế nhưng, họ lại có nhiều hoạt động kiểm soát, ngăn cản trái phép tàu cá của Việt Nam hoạt động trên ngư trường Hoàng Sa. Chỉ trong quý 1/2018, tình hình tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam diễn biến phức tạp, trong đó chủ yếu là tàu Trung Quốc. Các tàu vi phạm hoạt động khắp từ vùng biển Vịnh Bắc Bộ xuống Trường Sa, các nhà giàn DK1 và cả biển phía Nam. Đáng lưu ý, tàu cá Trung Quốc ngăn cản, đập phá, tịch thu tài sản, đâm va tàu cá Việt Nam tại ngư trường thuộc quần đảo Hoàng Sa tiếp tục gia tăng. Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm 2018 đã xảy ra 19 vụ, tăng 10 vụ so với cùng kỳ năm trước.

3. Quy chế ra vào của tàu thuyền nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam.

3.1. Quy chế ra vào của tàu thuyền công vụ (tàu dân sự)

a. Chế độ qua lại của tàu dân sự trong vùng lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải

Điều 17 Công ước Luật biển 1982 quy định: “Tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải”. Đi qua lãnh hải được hiểu là đi ngang qua lãnh hải của quốc gia ven biển mà không vào nội thuỷ, không đậu lại tại các công trình cảng hay một vũng tàu ở bên ngoài nội thủy......(Khoản 1 Điều 18 Công ước).Việc đi qua phải được tiến hành liên tục, nhanh chóng. Các tàu thuyền nước ngoài chỉ có thể dừng lại và thả neo khi gặp những sự cố hoặc trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 18 Công ước. Sau khi các sự biến kết thúc, tàu thuyền nước ngoài phải tiếp tục hành trình liên tục và nhanh chóng. (Điều 23 Luật biển Việt Nam 2012 và Điều 18 Công ước Luật biển 1982).

b. Chế độ qua lại của tàu dân sự trong vùng nội thủy

Nội thủy là một bộ phận lãnh thổ quốc gia,quốc gia ven biển có quyền hoàn toàn và tuyệt đối cho nên tất cả mọi hoạt động ra vào, qua lại vùng nội thủy của tàu thuyền nước ngoài đều phải thực hiện chế độ xin phép

Về nguyên tắc, tất cả những quy định, thủ tục, điều kiện ra vào, hoạt động trong vùng nội thủy quốc gia ven biển đối với tàu quân sự được áp dụng đối với tàu dân sự. Các tàu dân sự nước ngoài khi vào nội thủy để đến một cảng của quốc gia ven biển thường phải làm thủ tục an ninh, y tế, hải quan và sau khi hoàn tất thì mới được phép vào cảng biển

2. Những loại tàu thuyền nước ngoài theo quy định của Luật biển Việt Nam

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật biển Việt Nam 2012 về định nghĩa tàu thuyền: “3. Tàu thuyền là phương tiện hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước bao gồm tàu, thuyền và các phương tiện khác có động cơ hoặc không có động cơ”.

Cũng theo quy định tại Khoản 3, 4 Điều 3 nói trên, tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên phần lãnh thổ thuộc chủ quyền của nước ta chia làm hai loại.

Tàu quân sự là tàu thuyền thuộc lực lượng vũ trang của một quốc gia và mang dấu hiệu bên ngoài thể hiện rõ quốc tịch của quốc gia đó, do một sĩ quan hải quân phục vụ quốc gia đó chỉ huy, người chỉ huy này có tên trong danh sách sĩ quan hay trong một tài liệu tương đương; được điều hành bởi thủy thủ đoàn hoạt động theo các điều lệnh kỷ luật quân sự. (Khoản 3 Điều 4)

  • c. Thềm lục địa
  • *Định nghĩa
  • Theo Điều 76 Công ước Luật biển 1982, thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia này cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý nếu như rìa ngoài của bờ lục địa ở khoảng cách gần hơn.Trong trường hợp bờ ngoài của rìa lục địa kéo dài tự nhiên vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở, thì quốc gia ven biển có thể xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa theo sự kéo dài tự nhiên đó, nhưng cũng không được vượt quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc cách đường đẳng sâu 2.500 m một khoảng cách không quá 100 hải lý.
  • Quy định của Điều 17 Luật biển Việt Nam năm 2012 về Thềm lục địa cũng có những nội dung tương thích với quy định tại Điều 76 Công ước Luật biển 1982 nêu trên.
  • *Chế độ pháp lý của thềm lục địa
  • Quốc gia ven biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình; quyền này là đặc quyền và đương nhiên tồn tại không phụ thuộc vào việc có chiếm hữu hay tuyên bố hay không. Quốc gia ven biển không được gây thiệt hại đến hàng hải hay các quyền và tự do khác của các quốc gia khác đã được Công ước thừa nhận như quyền tự do hàng hải, tư do hàng không, lắp đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa.

“Những vấn đề pháp lý và thực tiễn về quy chế ra vào của tàu thuyền nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam.”

b, Vùng đặc quyền kinh tế

*Định nghĩa

Khái niệm và sự hình thành vùng đặc quyền kinh tế bắt nguồn từ sự kiện Tổng thống Mỹ Truman đưa ra Tuyên bố về nghề cá ven bờ trong một số vùng của biển cả (28/9/1945). Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền lãnh hải, có chiều rộng không vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở (Điều 55,57,Công ước Luật biển 1982; Điều 3 Tuyên bố của Chính phủ ngày 12/5/1977; Khoản 3 Điều 4 Luật Biên giới quốc gia năm 2003). Vùng đặc quyền kinh tế có ranh giới trong trùng với vùng tiếp giáp lãnh hải và bao trùm lên vùng này.

*Chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế

Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tương đối đặc thù, bởi trong đó vừa tồn tại quyền thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển, vừa tồn tại quyền của Quốc gia khác. Xét về vị trí địa lí, vùng đặc quyền kinh tế không phải là bộ phận của lãnh thổ quốc gia nhưng cũng không là bộ phận của biển quốc tế. Xét về quy chế pháp lý, đây là vùng biển đặc thù thể hiện sự dung hòa về lợi ích giữa các quốc gia khác

1.2. Vùng biển thuộc quyền chủ quyền

a, Vùng tiếp giáp lãnh hải

*Định nghĩa

Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền lãnh hải, có chiều rộng không vượt quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.Như vậy, ranh giới phía trong của vùng tiếp giáp lãnh hải là đường biên giới quốc gia trên biển và ranh giới phía ngoài là đường mà mỗi đường trên điểm đó ở cách điểm gần nhất của đường cơ ở một khoảng cách không vượt quá 24 hải lý.

*Chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải

Theo Điều 33 Công ước Luật biển năm 1982, trong vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia ven biển thực hiện các thẩm quyền riêng biệt và hạn chế nhằm ngăn ngừa những vi phạm đối với các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình; trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải của mình.

Vùng tiếp giáp lãnh hải đồng thời là một bộ phận của vùng đặc quyền kinh tế, vì vậy vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng có quy chế kép. Các quốc gia ven biển có thể thực thi các quyền chủ quyền và quyền tài phán dựa trên quy chế của cả vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.

THANKS YOU FOR LISTENING

III. Những tồn tại trong quá trình thực hiện các quy chế ra vào của tàu thuyền nước ngoài trên vùng biển của Việt Nam và hướng giải quyết

1. Bất cập

- Hợp tác quốc tế và phối hợp các lực lượng trong giải quyết các xung đột về ngư trường, việc tàu cá và ngư dân nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam khai thác hải sản trái phép còn nhiều hạn chế, chưa kịp thời, hiệu quả.

- Chế tài xử phạt còn nhẹ, một số vi phạm chưa được điều chỉnh trong luật, dẫn đến tính răn đe không cao, nhất là những vi phạm của tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam.

- Nhiều tàu thuyền ngang nhiên hoạt động trên các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam dẫn đến việc thường xảy ra các xung đột giữa tàu thuyền nước ngoài với tàu thuyền của Việt Nam, đặc biệt là tàu thuyền của các ngư dân.

- Hoạt động của các tàu thuyền nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam tạo ra những thách thức rất lớn trong việc bảo vệ chủ quyền của quốc gia trên biển đối với Việt Nam, đặc biệt là chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng quyết liệt thực hiện các biện pháp để chiếm giữ trái phép hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

- Quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực trong quan hệ kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh chưa thực sự hiệu quả. Việc xem nhẹ mối quan hệ kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh là khá phổ biến trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án.

- Việc để các tàu thuyền của nước ngoài hoạt động ở Việt Nam sẽ dẫn đến tình trạng xả các chất thải và chất độc gây ô nhiễm cho môi trường biển của Việt Nam.

b, Lãnh hải

*Định nghĩa và vấn đề xác định chiều rộng lãnh hải

- Định nghĩa: Lãnh hải là vùng biển nằm ngoài và tiếp liền nội thủy, có chiều rộng không vượt quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở (Điều 2,3,4Công ước Luật biển 1982; Điều 1 Tuyên bố năm 1977 của Chính phủ Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; Điều 9 Luật Biên giới quốc gia năm 2003). Ranh giới phía trong của lãnh hải là đường cơ sở và ranh giới phía ngoài là đường mà mỗi điểm trên đường đó ở cách điểm gần nhất của đường cơ sở một khoảng cách bằng chiều rộng của lãnh hải và không vượt quá 12 hải lý ( đường biên giới quốc gia trên biển.

*Chế độ pháp lí của lãnh hải

Theo quy định tại Điều 2 Công ước Luật biển năm 1982, quốc gia ven biển có chủ quyền đối với lãnh hải, vùng trời bên trên cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải. Chế độ pháp lý của lãnh hải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm sự cân bằng giữa chủ quyền của quốc gia ven biển và những hạn chế quy định bởi pháp luật quốc tế, thể hiện thông qua việc thừa nhận quyền qua lại không gây hại của tàu thuyền nước ngoài và thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển.

2. Hướng giải quyết.

- Cơ quan chức năng cần tổ chức giáo dục, tuyên truyền cho người dân, bạn bè quốc tế hiểu hơn về chủ quyền Việt Nam trên biển.

- Mỗi lực lượng kiểm soát trên biển của Việt Nam hoạt động trong phạm vi thẩm quyền và lĩnh vực chuyên trách của mình phải năng cao tinh thần cảnh giá và phối hợp chặt chẽ với các lực lượng kiểm soát khác để tiến hành các biện pháp kiểm soát, giám sát và xử lý các sự cố kịp thời .

- Xử lý nghiêm khắc các tàu thuyền nước ngoài vi phạm các quy định trong quá trong quá trình hoạt động trên vùng biển của Việt Nam. Nếu những vi phạm nói trên gây thiệt hại đáng kể hoặc gây ra những hậu quả trầm trọng khác, thì những kẻ phạm tội sẽ bị truy tố trước toà án Việt Nam và xét xử theo luật pháp hiện hành của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Thường xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp chủ tàu, thuyền trưởng điều khiển phương tiện cố tình vi phạm vào vùng biển để khai thác thủy sản.

- Cần xây dựng một lực lượng kiểm ngư đủ mạnh để bảo vệ việc khai thác, đánh bắt hải sản trên biển, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn trên biển; đồng thời kiểm tra, giám sát, phát hiện, ngăn chặn các hành động khai thác hải sản trái phép của nước ngoài trên vùng biển của Việt Nam. Các địa phương ven biển, huyện đảo phải có lực lượng dân quân tự vệ làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự trên biển, kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành động xâm phạm lợi ích, chủ quyền quốc gia.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, toàn vẹn vùng biển nói riêng và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc nói chung, xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp về biển. Nghiên cứu bổ sung, sửa đổi các văn bản hướng dẫn thực hiện các luật liên quan đến từng bộ, ngành, tạo ra một khuôn khổ pháp lý thống nhất cho sự phát triển kinh tế và quản lý, bảo vệ biển một cách có trật tự và bền vững.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường biển đảo, đặc biệt là các quốc gia có biển đảo giáp với biển,đảo Việt Nam.

I.Những vấn đề pháp lý về quy chế ra vào của tàu thuyền nước ngoài trên vùng biển của Việt Nam

1.Những vấn đề pháp lý về các vùng biển của Việt Nam

a, Nội thủy

* Định nghĩa

Theo Điều 9 Luật Biển Việt Nam năm 2012: “Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam”. Điều 8 Công ước Luật Biển năm 1982 cũng quy định rằng “vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở của lãnh hải thuộc nội thủy của quốc gia”.

*Chế độ pháp lý của nội thủy

Theo quy định tại Điều 10 Luật Biển Việt Nam 2012, trong vùng nội thủy, Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền. Bên cạnh đó, chủ quyền này bao trùm lên cả vùng trời bên trên, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, bên dưới vùng nước nội thủy. Đặc trưng cho tính chất chủ quyền tuyệt đối này là mọi sự ra vào nội thủy của tàu thuyền cũng như phương tiện bay nước ngoài trên vùng trời nội thủy đều phải xin phép và quyền tài phán của quốc gia ven biển với những vi phạm xảy ra trong vùng nội thủy.

Learn more about creating dynamic, engaging presentations with Prezi