Loading…
Transcript

+ Điểm mạnh (S):

• Hoạt động bán hàng: SaoKim Pharma có đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, được công ty đào tạo bài bản, có kinh nghiệm và kiến thức sản phẩm tốt. Bên cạnh đó SaoKim Pharma có hệ thống phân phối trải đều khắp các tỉnh thành tạo thuận lợi cho việc bán hàng tới các đại lý, nhà thuốc, quầy thuốc,…

• Chất lượng sản phẩm: tất cả các sản phẩm của SaoKim Pharma khi tung ra thị trường đều đạt tiêu chuẩn GMP-WHO: Hai hệ thống chất lượng trong nước và thế giới.

• Thương hiệu công ty: là nhà máy lâu đời và đã được bạn bè trong nước biết đến ngay từ ngày công ty mới sản xuất và cung ứng nguyên liệu cây thanh hao hoa vàng đề làm thuốc sốt rét, và đạt được nhiều giải thưởng cao quý của Đảng và nhà nước trong những năm qua, và là một trong những nhà máy đầu tiên tại Việt Nam đạt cả hai tiêu chuẩn GMP-WHO.

• Năng lực tài chính: Qua phân tích các chỉ số tài chính ở mục 2.2.2.4 cho chúng ta thây rằng năng lực tài chính của SaoKim Pharma là khá tốt.

• Trình độ chuyên môn của nhân viên: Đây là một điểm mạnh của SaoKim Pharma, tỉ lệ nhân viên có trình độ trên Đại học và Đại học chiếm tới 54%, tỉ lệ Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp chiếm 28%.

• Năng lực sản xuất: Với lợi thế về hệ thống nhà máy hiện đại, nguyên liệu nhập khẩu từ những thị trường như Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc,.., hàng năm công ty SaoKim Pharma cung ứng ra thị trường gần 2 tỉ sản phẩm dược các loại.

• Công nghệ chế biến bảo quản sản phẩm: Hiện nay nhà máy Saokim Pharma áp dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới. Hầu hết các máy móc thiết bị của Saokim Pharma được nhập khẩu từ Châu Âu, Hàn Quốc và Đài Loan và được sản xuất theo công nghệ Đức.

• Tinh thần làm việc của người lao động: Tinh thần làm việc hăng say, luôn chủ động sáng tạo trong công việc là một thế mạnh của SaoKim Pharma trong suốt những năm qua. • Thu nhập của người lao động: tiền lương và thu nhập bình quân tháng của SaoKim Pharma trong năm 2011 là : Tiền lương bình quân: 4895000 đồng, tăng 10% so với năm 2010; 43 Thu nhập bình quân 6879000 đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2010. Nhìn chung SaoKim Pharma trả cho người lao động ở mức khá cao so với mức thu nhập bình quân của xã hội

• Văn hóa công ty: Văn hóa của SaoKim Pharma được các chuyên gia đánh giá là mạnh: người lao động trong những năm qua chỉ khoảng 10 nhân viên nghỉ việc do lý do riêng, hoặc không đáp ứng được yêu câu của công ty ( đa số từ bộ phận bán hàng), chiếm khoảng hơn 2% và cũng cho thấy sự trung thành của người lao động.

+ Điểm yếu ( W).

• Quan hệ hợp tác quốc tế: Mặc dù SaoKim Pharma có quan hệ với một số quốc gia nhưng chủ yếu là xuất khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc sốt rét cho các công ty dược phẩm hàng đầu Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ, ..còn lài các quốc gia khác là nhà cung cấp nguyên liêu cho công ty sản xuất chứ chưa có sự qua lại hai chiều. Công ty đang hướng tới các thị trường dược của các nước trong khu vực như Lào, Campuchia trong năm 2013 và các nước trung phi khoảng năm 2014-2015, bởi những thị trường này ban lãnh đạo công ty đánh giá là dễ tiếp cận nhất. Và sẽ quan hệ với các công ty dược để có thể gửi các cấn bộ đi đào tạo chuyên sâu và liên kết để nhập khẩu công nghệ sản xuất thuốc.

• Hình thức mẫu mã bao bì sản phẩm: theo đánh của khách hàng và chuyên gia thì dù trong 2 năm trở lại đây mẫu mã các sản phẩm của SaoKim Pharma co sự đổi mới nhưng vẫn chưa đạt độ thẩm mỹ cao, chưa bắt mắt khi trưng bày tại các đại lý, nhà thuốc, quầy thuốc,..

• Marketing: Marketing là hoạt động mũi nhọn quan trọng của công ty, tuy nhiên trong thời gian qua, tất cả các hoạt động marketing của công ty Sao Kim Pharma vẫn còn thiếu sự đồng bộ, thống nhất trên toàn hệ thống công ty. Với những đòi hỏi cấp bách hiện nay thì công ty cần phải có phòng marketing để hoạt động độc lập và có hiệu quả.

• Sản phẩm đa dạng: Năng lực nghiên cứu-phát triển sản phẩm: Đây là hạn chế chung của các công ty sản xuất dược Việt Nam, ban lãnh đạo công ty cần quan tâm và đầu tư nhiều hơn cho hoạt động nghiên cứu sản phẩm mới không chỉ nhập mới công nghệ điều đó sẽ giúp công ty tạo ra sự đột phá và cạnh tranh mạnh trong ngành

+ Các cơ hội (O):

• Luật pháp-Chính trị ổn định

• Sự phát triển khoa học kỹ thuật-công nghệ sinh học

• Chính phủ có các chính sách phát triển ngành dược nước nhà

• Nhu cầu về dược phẩm chất lượng cao tăng

• Nông dân áp dụng khoa học công nghệ vào trồng nguyên liệu

• Thu nhập quốc dân tăng

• Chính sách bảo hộ ngành dược nước nhà

+ Các mối đe dọa (T):

• Vùng nguyên liệu đầu vào trong nước

• Giá cả xăng dầu, vật tư nông nghiệp tăng cao

• Thị trường cạnh tranh trong ngành gay gắt

• Tác động gia nhập WTO

• Diện tích đất trồng cây nguyên liệu ngày càng bị thu hẹp

• Nguồn lao động

• Sự phát triển của ngành dược trong và ngoài nước

• Thị hiếu của người tiêu dùng

Qua bảng 3.3 dưới đây, ta thấy SaoKim Pharma có 10 điểm mạnh (S), 6 điểm yếu (W), điề này chứng tỏ SaoKim Pharma là một công ty có nội lực mạnh. Về các yếu tố bên ngoài thì có 7 yếu tố cơ hội (O), và 9 yếu tố là nguy cơ (T) đối với SaoKim Pharma, điều này chứng tỏ SaoKim Pharma cho thấy nguy cơ rât nhiều so với cơ hội, và công ty SaoKim Pharma cần nổ lực hơn nữa để hạn chế nguy cơ và tận dụng cơ hội kinh doanh.

3.3.1 Chiến lược phát triển sản phẩm theo hướng đa dạng hóa sản phẩm: So với các công ty cạnh tranh thì SaoKim Pharma có lợi thế hơn vì sản phẩm của SaoKim Pharma có chất lượng cao, một đội ngũ nhân viên trẻ có năng lực, tài chính mạnh, công nghệ chế biến hiện đại. Chính yếu tố này mà công ty cần phát triển thêm những sản phẩm mới nhằm đa dạng hơn nữa các sản phẩm hiện có để tạo sức cạnh tranh cao trong thời gian tới.

3.3.2 Chiến lược phát triển thị trường .Để nâng cao thị phần, hiện nay SaoKim Pharma cần tận dụng thế mạnh tài chính, thương hiệu, năng lực bán hàng, chất lượng sản phẩm để phát triển vào các thị trường tiềm năng trong nước: các cộng ty, xí nghiệp có các phòng khám cho công nhân,..và thị trường quốc tế như: Lào, Campuchia, Trung Phi,…

3.3.3 Chiến lược cạnh tranh bằng khác biệt hóa sản phẩm. Với đội ngũ nhân viên trẻ và có năng lực, nguồn tài chính mạnh, năng lực sản xuất tốt, công ty cần tập trung nghiên cứu để tạo thêm những sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao như: sản phẩm viên đặt hạ sốt trẻ em mà công ty tung ra vào đầu năm 2010 giúp công ty gia tăng doanh thu cũng như lợi nhuận, tạo ưu thế khi Việt Nam mở cửa hội nhập hoàn toàn

3.3.4 Chiến lược hội nhập theo chiều dọc Với ưu thế về tài chính , thương hiệu, trình độ chuyên môn, công nghệ hiện đại ,..SaoKim Pharma thực hiện chiến lược hội nhập theo chiều dọc bằng việc đầu tư tài chính mua lại cổ phần chi phối một số công ty cung cấp nguyên liệu sản xuất thuốc đầu vào (các công ty này cũng có một số công nghệ sản xuất thuốc riêng nhưng đã cũ và không đáp ứng tiêu chuẩn mà ngành dược yêu cầu) , công ty nông dân ở khu vực trồng nguyên liệu. Hiện nay các công ty đối tác của công ty nhân cơ hội thị trường kinh tê khó khăn, nguồn nguyên liệu nhập khẩu cũng bị đẩy nên cao họ đã thực hiện những chính sách nâng giá nguyên liệu, gây những khó khăn nhất định cho công ty. Thông qua chiến lược này sẽ giúp cho công ty có nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định tạo lợi thế cạnh tranh.

3.3.5 Chiến lược tăng cường đầu tư các mối quan hệ quốc tế. Mối quan hệ hợp tác quốc tế của SaoKim Pharma hiện nay còn chưa hiệu quả so với các công ty cạnh tranh chính, tất cả các mối quan hệ hiện nay mới dừng lại ở phẩn xuất khẩu nguyên liệu thuốc sốt rét cho các công ty nước ngoài, và công ty nhập lại nguyên liệu sản xuất sản phẩm thuốc trị bệnh khác. SaoKim pharma cần có chiến lược tăng cường đầu tư các mối quan hệ quốc tế để tận dụng tối đa các nguồn lực về quản trị, công nghệ và ổn định nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

3.3.6 Chiến lược tăng cường hoạt động marketing –mix. Công ty SaoKim Pharma tuy có nhiều hoạt động marketing song các hoạt động marketing của công ty chưa thật sự mang lại hiệu quả cho công ty. Công ty SaoKim Pharma cần có chiến lược tăng cường hoạt động marketing – mix (Sản phẩm; Giá cả; Phân phối; và Quảng bá) trên các thị trường mục tiêu để nâng cao năng lực cạnh tranh của SaoKim Pharma hơn nữa.

3.3.7 Chiến lược cạnh tranh về giá. Giá cả luôn là yếu tố quan trọn quyết định thành công trong kinh doanh, khi chất lượng sản phẩm giữa các công ty gần như tương đồng thì công ty nào có chính sách giá tốt hơn, cạnh tranh hơn thì sản phẩm đó được tiêu thụ nhiều hơn các sản phẩm của các đối thủ khác. Hiện nay giá sản phẩm của SaoKim Pharma đa số ở mức cao hơn các đối thủ do chất lượng tốt, nhưng SaoKim Pharma cần có chiến lược giá hợp lý để nâng cao tính cạnh tranh.

3.3.8 Chiến lược củng cố và phát triển thương hiệu. Khi phân tích các yếu tố bên trong, thì thương hiệu là một điểm mạnh của SaoKim Pharma, nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của các công ty dược trong nước cũng như sự xuất hiện ngày càng nhiều các công ty dược phẩm nước ngoài. Do đó để duy trì và nâng cao hơn nữa trên thị trường ngành dược thì SaoKim Pharma cần phải nỗ lực hơn nữa, phải luôn củng cố, xây dựng và phát triển thương hiệu của SaoKim Pharma với phương trâm “Tâm Như Sao” mà công ty đã xây dựng từ khi thành lập cho tới nay và vươn xa hơn nữa.

THANKS FOR WATCHING

QUẢN LÝ TỔ CHỨC CÔNG

Nội dung trình bày

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BẰNG MA TRÂN IFE VÀ EFE CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM SAO KIM

1. Tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu phát triển công ty

2. Quy trình ra quyết định

3. Phân tích môi trường để đảm bảo thông tin cho việc xác định mục tiêu và các phương thức xác định mục tiêu của quyết định

1. Tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu phát triển công ty

Từ ma trận SWOT, dựa vào các kết hợp giữa điểm mạnh- điểm yếu bên trong và các cơ hội-đe dọa bên ngoài của công ty SaoKim Pharma, chúng ta sẽ xây dựng các chiến lược cụ thể như sau:

3.3 Xây dựng ma trận SWOT

3.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE

- Chiến lược kinh doanh nhóm S-O nhằm theo đuổi những cơ hội phù hợp với các điểm mạnh của công ty.

- Chiến lược kinh doanh nhóm W-O nhằm khắc phục các điểm yếu để theo đuổi và nắm bắt cơ hội. - Chiến lược kinh doanh nhóm S-T xác định những thách thức mà công ty có thể sử dụng điểm mạnh của mình để giảm khả năng bị thiệt hại vì các nguy cơ từ bên ngoài.

- Chiến lược kinh doanh nhóm W-T nhằm hình thành một kế hoạch phòng thủ để ngăn chặn không cho các điểm yếu của chính công ty làm cho nó trở nên dễ bị tổn thương trước các nguy cơ từ bên ngoài.

3. Phân tích môi trường để đảm bảo thông tin cho việc xác định mục tiêu và các phương thức xác định mục tiêu của quyết định

2. Quy trình ra quyết định

1 Phân tích vấn đề và xác định mục tiêu của quyết định

2 Xây dựng các phương án quyết định

3 Đánh giá và lựa chọn quyết định tối ưu

1.1 Tầm nhìn

Giữ vững vị thế công ty sản xuất, phân phối dược phẩm chất lượng cao, ứng dụng những công nghệ tiên tiến vào sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu dược phẩm cho các tập đoàn dược phẩm trong nước và quốc tế. Trở thành tập đoàn Y-Dược hàng đầu trong nước.

1.2 Sứ mạng

- Áp dụng một cách hiệu quả những công nghệ bào chế dược phẩm mới nhất và tiên tiến nhất để sản xuất ra các dược phẩm thiết yếu – chất lượng cao để góp phần giảm giá thành phục vụ cho cộng đồng Việt Nam và khu vực.

-Tăng hiệu quả kinh tế xã hội thông qua phát triển ngành xuất khẩu dược phẩm và nguyên liệu ra thế giới.

- Cung cấp các dịch vụ y dược hàng đầu Việt Nam trong tương lai gần.

1.3 Mục tiêu phát triển của công ty đến năm 2020

• Mở rộng quy mô sản xuất, nâng công suất sản xuất lên 4 tỉ viên(dạng viên và dạng bột) các loại/năm. • Mở rộng thị trường sang các nước thuộc khối ASEAN (Lào, Campuchia,..) và các nước Trung-Nam Phi • Tham gia thị trường chứng khoán để quảng bá thương hiệu và thu hút thêm vốn đầu tư nhằm gia tăng nguồn vốn.

• Tối đa hóa giá trị công ty, tăng thu nhập cổ đông

3.1 Ma trận đánh giá nội bộ IFE.