Introducing 

Prezi AI.

Your new presentation assistant.

Refine, enhance, and tailor your content, source relevant images, and edit visuals quicker than ever before.

Loading…
Transcript

I. Lời mở đầu

Vùng Tây Á là nơi xuất hiện sớm nhất nhiều quốc gia có nền văn minh nổi tiếng như Lưỡng Hà, Babilon, Assyria, Phoennicia, Palestine...Văn minh Tây Á cũng là sự tổng hợp, hội tụ của nhiều nền văn minh. Những nền văn minh ấy vừa có sắc thái riêng, vừa có sự kế thừa và phát triển đồng thời tác động lẫn nhau. Trong số đó, văn minh Lưỡng Hà có trình độ phát triển về các mặt kinh tế, chính trị và văn hóa cao hơn cả.

VĂN MINH LƯỠNG HÀ

3.1 Chữ viết, văn học

Về chữ viết:

  • Trong thời kì đầu, chữ viết của Lưỡng Hà cũng là chữ tượng hình. Đầu tiên là những hình vẽ, về sau là những nét hợp lại thành ý.
  • Nhờ có chữ hài thanh, số chữ tượng hình ngày càng ít đi. Người ta đã dùng hình để mượn âm thanh.
  • Chữ tiết hình (chữ hình nêm) được viết trên các tấm đất sét còn ướt và bằng những cái que vót nhọn. Những nét trên đất sét chỉ là nét thẳng và ngắn, nét to ở chỗ mới ấn vào, nét nhỏ ở chỗ rút bút ra, do đó giống hình cái nêm.

Về văn học:

Văn học Lưỡng Hà gồm 2 bộ phần chính là văn học dân gian và văn học sử thi

  • Văn học dân gian gồm có cách ngôn, ca dao, truyện ngụ ngôn .... Loại văn học này thường phản ánh cuộc sống lao động của nhân dân và cách cư xử ở đời.Vì là văn học truyền miệng nên ngày này không còn nhiều người biết đến.
  • Văn học sử thi ra đời từ thời Xume, đến thời Babilon chiếm một vị trí rất quan trọng. Nó chịu ảnh hưởng của tôn giáo rất mạnh. Chủ đề của nó thường là ca ngợi các thần.
  • Có một số truyện như : 'Khai thiên lập địa' , 'Nạn hồng thủy' . 'Gingamét' , khá là tiêu biểu.

III. Những thành tựu chủ yếu của nền

văn minh Lưỡng Hà

3.5 Khoa học tự nhiên

1. Về toán học

Ban đầu người Sumer sử dụng hệ đếm cơ số 5, về sau nhiều tộc người ở Lưỡng Hà sử dụng đồng thời cả cơ số 10 và cơ số 60.

2. Về hình học

Người Lưỡng Hà cổ đã biết tính diện tích các hình hình học đơn giản, đã biết về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác vuông. Họ đã biết tính phân số , luỹ thừa, khai căn bậc 2 và căn bậc 3; đặc biệt là họ đã giải được phương trình 3 ẩn số.

3. Về thiên văn học

Người Lưỡng Hà cổ lập ra khá nhiều đài quan sát thiên văn. Họ cũng chia bầu trời làm 12 cung hoàng đạo, tính trc được nhật thực và nguyệt thực. Việc làm chủ thời gian gắn liền với việc làm ra lịch và đồng hồ nước chảy.

4. Về Y học

Về y học, người Lưỡng Hà cũng đã đạt được những thành tựu rất to lớn. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy 40 tấm bảng bằng đất ghi chép đầy đủ cách chữa trị các loại bệnh khác nhau về tiêu hóa, hô hấp, thần kinh, đau mắt. Hình thành nhiều ngành như nội khoa, ngoại khoa, giải phẫu.

3.4 Nghệ thuật và kiến trúc

3.2 Tôn giáo

1. Kiến trúc của người Sumer

Về nghệ thuật trang trí:

  • Các công trình kiến trúc được xây dựng trong thời kì Protoliterate là chủ yếu là các đền đài tôn giáo.
  • Đến 3000 năm TCN trở đi, các hình thức trang trí công trình đã rất phát triển. Gạch ốp lát lưu ly là đỉnh cao của nghệ thuật trang trí mặt tường kiến trúc Lưỡng Hà cổ đại.

3.3 Nhà nước và pháp luật

  • Người Sumer sử dụng vật liệu chủ yếu xây dựng bằng gạch-bùn, với thể loại công trình nổi tiếng là các Đài chiêm tinh Ziggurat, còn được gọi là bệ núi, ra đời trên cơ sở sùng bái đồi núi, sùng bái thiên thể và tục lệ xem sao, các vì tinh tú trên trời. Ziggurat là loại hình kiến trúc kiểu tầng bậc, bệ cao nọ đặt trên bệ cao kia, càng lên cao thì thu dần lại, có đường dốc trượt hoặc bậc thang thẳng góc hoặc men theo khối xây để đi lên đỉnh, trên đỉnh có một đền thờ nhỏ.
  • Lịch sử phát triển loại gạch lưu ly gắn bó với việc xây dựng lớn của Babylon thời đại Tân Babylon thế kỷ VI TCN.

Lưỡng Hà là khu vực có những bộ luật sớm nhất

  • Cư dân Lưỡng Hà cổ đại thờ rất nhiều loại thần như thần tự nhiên thần động vật, ...

Ví dụ : + Thần Anu là thần trời

+ Thần Enlin là thần đất

+ Thần Ea là thần nước

  • Việc thờ người chết rất được coi trọng. Vì vậy, họ rất chú ý đến lễ mai táng. Người giàu được chôn cũng với những món đồ quý giá và nô lệ cũng được chôn cùng. Người bình thương được liệm trong quan tài đất sét

Cánh cổng Ishtar được xây dựng theo lối kiến trúc Babylon ở bảo tàng Pergamon

Ziggurat Samara là loại ziggurat với đường dẫn lên đỉnh kiểu xoắn ốc

  • Từ thời vương triều III của thành bang Ua, ở Lưỡng Hà đã ban hành bộ luật cổ nhất thế giới, ngày nay chỉ còn lại một số đoạn
  • Vào thế kỉ XX TCN, nước Etnuna ở Đông Bắc Babilon cũng ban hành một bộ luật (hệ thống đo lường, giá cả, quan hệ nô lệ, việc vay nợ lãi, ...)
  • Bộ luật quan trọng nhất ở Lưỡng Hà cổ đại là luật Hammurabi (là bộ luật sớm nhất hầu như còn nguyên vẹn)

2. Kiến trúc Babylon

3. Kiến trúc Assyria

Nổi bật nhất trong nghệ thuật kiến trúc Lưỡng Hà là thành cổ Babylon và vườn treo Babylon được xây dựng vào khoảng thế kỉ VII TCN.

  • Thành Babylon (ở phía nam Batđa ngày nay) được xây bằng gạch có chu vi 16 km, cao 30m, dày từ 6m đến 8,5m và có 7 cửa. Cổng thành Isơta được bọc đồng và trang trí bằng những bức phù điêu rất sinh động.

Người Assyria đã nghĩ ra cách đào hố dưới chân tường thành, dùng các xe ram có cọc nhọn để phá tường thành. Họ cũng nghĩ ra các đội công binh xây cầu vượt sông với cầu phao hay các chiến binh trang bị túi da bơm căng để bơi.

  • Vườn treo Babylon được người Hy Lạp cổ đại xếp vào một trong bảy kì quan thế giới. Đây là một khu vườn được xây vươn lên trời xanh, cao 77m và gồm có 4 tầng.

Mô phỏng thành cổ Babylon

Vườn treo Babylon

Cơ sở hình thành, phát triển và những thành tựu chủ yếu

IV. Kết luận

Khu vực Lưỡng Hà đã bước vào xã hội văn minh rất sớm và đã đạt được những thành tựu rực rỡ về văn hóa. Tuy nền văn minh này đã biến mất nhưng những thành tựu văn hóa ấy, nhất là về các mặt như chữ viết, văn học, toán học, thiên văn đã để lại giá trị vô cùng to lớn và có ảnh hưởng quan trọng đối với nền văn minh của khu vực và thế giới.

Thành viên:

1. Nguyễn Hồng Vân

2. Nguyễn Hà Phương

3. Lưu Văn Hùng

4. Đỗ Đình Nhật Anh

Tổng quan:

I. Lời nói đầu

II. Cơ sở hình thành và phát triển của

nền văn minh Lưỡng Hà

III. Những thành tựu chủ yếu của nền

văn minh Lưỡng Hà

IV. Kết luận

2.1 Điều kiện tự nhiên, dân cư

Về điều kiện tự nhiên:

  • Lưỡng Hà (Mesopotamie) : Miền giữa hai sông, bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp (mêđốt) là ở giữa và pôtamốt là sông, Hai sông đó là Tigrơ ở phía Đông và Ơphrát ở phía Tây
  • Về mùa Xuân thường hay có lũ. Nguyên Nhân : do tuyết từ cao nguyên Acmênia tan thành nước ở 2 sông Tigrơ và ƠPhrát
  • Nhờ nước lũ , đất đai ở đây không ngường bồi đắp và trở nên màu mỡ
  • Nhờ có đất đai phì nhiêu màu mỡ nên cũng như Ai Cập cổ đại, khi công cụ sản xuất còn tương đối thô sơ, kinh tế ở đây vẫn còn điều kiện phát triển. Do đó đã sớm bước vào xã hội văn minh

Về dân cư:

  • Cư dân xưa nhất Lưỡng Hà là người Sumer. Họ từ Trung Á di cư đến miền Nam Lưỡng Hà vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN. Tại đây, họ đã lập nên nhiều thành bang như Ua, Êriđu, Lagát, Urúc v.v...
  • Cho đến thiên kỉ III TCN, người Accat thuộc tộc Xêmit từ vùng thảo nguyên Xyri đến định cư ở miền Trung Lưỡng Hà (họ lập nên quốc gia Accat)
  • Cuối thiên kỉ III TCN người Amôrit, một chi nhánh của người Xêmit cũng từ phía Tây tràn vào Lưỡng Hà (họ lập nên quốc gia cổ Babylon)

II. Cơ sở hình thành và phát triển

nền văn minh Lưỡng Hà

2.2 Sơ lược quá trình lịch sử

1. Nhà nước cảu người Sumer

Thời gian: khoảng đầu thiên kỉ III TCN

2. Accat

Thời gian: 2369 TCN đến cuối thế kỉ XXIII TCN

3. Vương triều III của Ua

Thời gian: 2132 - 2024 TCN

4. Cổ Babylon

Thời gian: 1894 TCN đến khoảng 1595 TCN

5. Tân Babylon và Ba Tư

Thời gian: 605 TCN đến khoảng 539 TCN

Learn more about creating dynamic, engaging presentations with Prezi