Introducing 

Prezi AI.

Your new presentation assistant.

Refine, enhance, and tailor your content, source relevant images, and edit visuals quicker than ever before.

Loading…
Transcript

- 13/3-7/5/1954: 56 ngày đêm làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội năm châu, chấn động địa cầu

Bối cảnh lịch sử:

Hậu phương miền Bắc XHCN là nơi cung cấp sức người, sức của cho Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam

- Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 -1965)

- 21/7/1954: Hiệp định Genève được kí kết

- Các phong trào thi đua được dấy lên ở khắp nơi

- Thực hiện lời kêu gọi của Hồ Chí Minh “Mỗi người làm việc bằng hai”, “vì miền Nam ruột thịt” nhân dân miền Bắc từ thành thị tới nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược, đã hăng hái thi đua lao động sản xuất, tiết kiệm tiêu dùng, chi viện cao nhất cho đồng bào và chiến sĩ Miền Nam.

- “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Tiếng hát át tiếng bom” của toàn dân

- Chi viện sức người và sức của cho miền Nam

- Khẩu hiệu “Tay cày tay súng” với các phong trào thi đua như “Sóng Duyên Hải” trong công nghiệp, “Gió Đại Phong” trong nông nghiệp,...

- “3 sẵn sàng” của thanh niên, “3 đảm đang” của phụ nữ

Hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa là cơ sở lãnh đạo, tổ chức điều hành Tổng tiến công

- Ngày 19/5/1959, Binh đoàn Trường Sơn (Đoàn 559) thành lập, đánh dấu sự khởi đầu của tuyến đường Trường Sơn.

- Đường Hồ Chí Minh trên biển được thành lập ngày 23 tháng 10 năm 1961

- Hậu phương lớn miền Bắc đã động viên một nguồn nhân lực trên 3 triệu người phục vụ chiến tranh (chiếm trên 12% số dân miền Bắc), trong đó gia nhập quân đội trên 1,5 triệu người. Ở miền Bắc có tới trên 70% số hộ gia đình có người thân chiến đấu trên các chiến trường; trên đồng ruộng, phụ nữ chiếm trên 63% trong số lao động trực tiếp, để nam giới đi đánh giặc, cứu nước. Ngoài nhân lực, hậu phương lớn miền Bắc đã chi viện cho miền Nam trên 700.000 tấn vật chất, trong đó có trên 180.000 tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật...

- Riêng 4 tháng đầu của năm 1975, số lượng cán bộ, chiến sĩ được lệnh hành quân thần tốc vào miền Nam đã lên tới 110.000 người. Giai đoạn 1973 - 1975, trong quân số chủ lực Quân giải phóng miền Nam có 50% là từ hậu phương miền Bắc tăng cường vào. Ngoài lực lượng trực tiếp chiến đấu, các lực lượng vận tải, bảo đảm giao thông, mở đường và các lực lượng bảo đảm khác... bao gồm hàng triệu lượt người cũng đều được động viên ở miền Bắc

- Tổng kết 30 năm chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc: 81% vũ khí đạn dược, 60% tổng lượng xăng dầu, hơn 85% xe vận tải, 65% thuốc và dụng cụ y tế đáp ứng cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là được huy động từ miền Bắc.

-

- Lênin có một luận điểm nổi tiếng: “Muốn tiến hành chiến tranh một cách nghiêm chỉnh phải có một hậu phương tổ chức vững chắc”. Hậu phương và tiền tuyến có mối quan hệ vô cùng mật thiết. Hậu phương mạnh thì tiền tuyến mạnh. Tiền tuyến đánh thắng sẽ bảo vệ được hậu phương, động viên và tạo điều kiện thuận lợi để hậu phương cũng cố và xây dựng. Ngược lại, việc xây dựng hậu phương vững mạnh có tác dụng quyết định đến thắng lợi ở tiền tuyến.

Hậu phương là gì?

- Hậu phương là nơi đối xứng với tiền tuyến, có sự phân biệt rạch ròi bằng yếu tố không gian, là lãnh thổ ngoài vùng chiến sự, phía sau chiến tuyến, có dân cư và tiềm lực mọi mặt, nhất là về nhân lực, vật lực. Là nơi xây dựng và huy động sức người, sức của, đáp ứng nhu cầu của lực lượng vũ trang ngoài tiền tuyến

Tại Đại hội Đảng lần 3 tháng 9/1960

- Đảng ta đã xác định: “Cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau,.. . quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, thúc đẩy lẩn nhau cùng phát triển..

- Trong đó: “Miền Bắc là hậu phương lớn, là căn cứ địa cách mạng của cả nước, là nền tảng, là gốc rễ của lực lương đấu tranh của nhân dân ta”... Như vậy, Đảng ta đã sớm xác định đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) là căn cứ địa cách mạng, hậu phương vững chắc của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Vai trò của hậu phương miền Bắc đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ

Learn more about creating dynamic, engaging presentations with Prezi